(Baothanhhoa.vn) - Được thành lập từ năm 2010, đến nay, HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những HTX hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn huyện Nông Cống, đồng thời là một điểm tựa đáng tin cậy cho đối tượng người khuyết tật. Không chỉ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh hàng mỹ nghệ, đồ dùng, đồ trang trí từ mây, tre, cói; hiện HTX mới tham gia thêm thị trường sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và đang tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tham gia sản xuất ở một số lĩnh vực có tiềm năng khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hướng đi mới ở HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những HTX hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn huyện Nông Cống, đồng thời là một điểm tựa đáng tin cậy cho đối tượng người khuyết tật. Không chỉ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh hàng mỹ nghệ, đồ dùng, đồ trang trí từ mây, tre, cói; hiện HTX mới tham gia thêm thị trường sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và đang tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tham gia sản xuất ở một số lĩnh vực có tiềm năng khác.

Hướng đi mới ở HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ

HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ không ngừng đa dạng mẫu mã sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Đến thăm HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ, chúng tôi được biết năm 2019, thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ có tín hiệu rất tốt, không chỉ duy trì ổn định các đơn hàng gia công để xuất khẩu đi Nhật Bản, các nước châu Âu, thị trường trong nước cũng bắt đầu sôi động. Nhiều khách hàng là siêu thị, chuỗi cửa hàng phân phối đã chủ động tìm đến HTX để kết nối tiêu thụ sản phẩm. Cũng trong năm nay, HTX mở rộng thêm lĩnh vực may gia công, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với thu nhập khi công việc ổn định từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. 9 tháng năm 2019, doanh thu của HTX đạt 4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước.

Chỉ từ một tổ học nghề, bằng sự nhanh nhẹn, sáng tạo trong cách phối hợp sản xuất, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đến nay đã quy tụ và tạo việc làm cho 400 hộ tại các xã Tân Thọ, Tân Khang, Công Bình (Nông Cống), Quảng Long, Quảng Yên (Quảng Xương) và Đông Anh (Đông Sơn). Đối tượng lao động chủ yếu ở nông thôn, quá tuổi lao động, sức khỏe yếu, phụ nữ có con nhỏ, đặc biệt, có tới hơn 100 hội viên là người khuyết tật tham gia sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Dung, thôn Mỹ Thanh, xã Tân Thọ, chia sẻ: Tham gia sản xuất tại đây, chúng tôi được đào tạo nghề miễn phí và tạo việc làm với thu nhập khá ổn định. Công việc ở đây tuy tỉ mỉ và đòi hỏi sự khéo léo nhưng không quá áp lực, chúng tôi tranh thủ được nhiều thời gian lúc nông nhàn mà vẫn có điều kiện để chăm sóc con cái. Nhiều người khuyết tật cũng được tạo điều kiện tham gia sản xuất, tạo niềm tin cho họ hòa nhập với cộng đồng. Để nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng sự đa dạng sản phẩm và tiêu chuẩn ngày càng cao của đối tác, công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động lành nghề luôn được HTX quan tâm.

Cùng với các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước, HTX thường xuyên tự tổ chức các lớp học cho các học viên mới và nâng cao tay nghề, kỹ năng cho các tổ trưởng đội nhóm. Điển hình như trong năm 2018, HTX mở được 3 lớp dạy nghề theo cho lao động nông thôn và năm 2019 mở được 5 lớp (2 lớp dạy nghề cho người khuyết tật và 3 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn). Trong thời gian 3 tháng học nghề, người lao động vẫn được trả công nếu sản phẩm làm ra đạt yêu cầu.

Hướng đi mới ở HTX thủ công mỹ nghệ Tân ThọNăm 2019, HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ mở rộng thêm lĩnh vực may gia công

Được biết, với sản phẩm mỹ nghệ từ mây, tre, cói, HTX đang sản xuất với hàng chục mẫu mã và kích cỡ khác nhau. Để cập nhật thường xuyên và đa dạng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, HTX đã đào tạo đội ngũ 10 kỹ thuật viên thực hiện thường xuyên việc nghiên cứu, đổi mới sản phẩm và tổ chức dạy nghề cho các hội viên. Với những người tham gia sản xuất trực tiếp, HTX tạo điều kiện cho hội viên nhận nguyên liệu về nhà sản xuất. Đối tượng người khuyết tật được bố trí thực hiện công việc ở những khâu đơn giản hoặc thu mua sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Thắm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ, chia sẻ: Với áp lực cạnh tranh trên thị trường, HTX đang nỗ lực để tiếp tục phát triển được nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, đáp ứng ngày càng cao hơn thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh duy trì các đơn hàng truyền thống, HTX cũng đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều kênh thông tin để tiếp cận rộng rãi thị trường trong nước, đón đầu khi xu hướng sử dụng hàng mỹ nghệ vật liệu từ thiên nhiên đang dần trở thành sự lựa chọn của nhiều người. Tìm kiếm, kết nối thêm các đơn hàng may gia công để tạo thu nhập ổn định cho người lao động. HTX cũng đang tiếp tục tìm hiểu, du nhập thêm một số nghề mới với các ưu điểm lựa chọn là đơn giản, dễ thực hiện, đơn hàng ổn định để tạo thêm việc làm cho người lao động, điển hình như nghề đan dây nhựa chuẩn bị được đưa vào sản xuất vào cuối năm nay.

Cũng theo chị Thắm, ngoài những nỗ lực nội tại, HTX rất mong muốn được quan tâm, tiếp tục hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là những chính sách thiết thực cho đối tượng lao động nông thôn là người khuyết tật, người nghèo, hoàn cảnh khó khăn có động lực tham gia học nghề. Đồng thời, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho hoạt động của HTX vươn ra trên thương trường, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]