Hội nghị COP16: Lời hứa của nhân loại với hành tinh
Với chủ đề “Hòa bình với thiên nhiên,” hội nghị nhằm hưởng ứng lời kêu gọi hành động khẩn cấp và tăng cường tài trợ nhằm đảo ngược tình trạng tàn phá đa dạng sinh học hiện nay.
(Nguồn: AP)
Ngày 21/10, Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) đã chính thức khai mạc tại thành phố Cali của Colombia, với lời kêu gọi khẩn thiết về hành động và hỗ trợ tài chính nhằm đảo ngược sự tàn phá nghiêm trọng mà con người gây ra đối với đa dạng sinh học.
Với chủ đề “Hòa bình với thiên nhiên,” hội nghị nhằm hưởng ứng lời kêu gọi hành động khẩn cấp và tăng cường tài trợ nhằm đảo ngược tình trạng tàn phá đa dạng sinh học hiện nay.
Hội nghị quy tụ khoảng 23.000 đại biểu đến từ gần 200 quốc gia, trong đó có khoảng 100 bộ trưởng và hàng chục nguyên thủ các nước.
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Susana Muhamad, Bộ trưởng Môi trường Colombia và là Chủ tịch COP16, cảnh báo hành tinh của chúng ta không còn nhiều thời gian nữa và sự thiếu hụt tài chính đang cản trở những nỗ lực cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học.
Bà kêu gọi các nước cần tăng cường đóng góp tài chính cho cuộc chiến chống tình trạng suy giảm đa dạng sinh học, trong bối cảnh khoảng 1 triệu loài trên toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Một trong những mục tiêu chính của hội nghị là thúc đẩy việc thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF), được thông qua tại COP15 diễn ra ở Canada năm 2022.
Kế hoạch này đưa ra lộ trình đầy tham vọng để đạt được tầm nhìn toàn cầu về một thế giới sống hòa hợp với thiên nhiên vào năm 2050.
Nội dung chính của GBF đặt ra 23 mục tiêu nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng suy giảm đa dạng sinh học từ nay đến năm 2030, trong đó có việc khôi phục và bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và biển của hành tinh từ nay đến năm 2030 và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài động, thực vật do các hành động của con người gây ra.
Tại COP16, các đại biểu có trách nhiệm tìm ra giải pháp thực hiện GBF, bao gồm việc huy động 200 tỷ USD mỗi năm cho công tác bảo tồn.
Mặc dù Quỹ GBF được thành lập năm ngoái, nhiều đại biểu tại hội nghị đã bày tỏ lo ngại rằng quỹ này mới chỉ thu hút được hàng triệu USD.
Tại phiên khai mạc, đại diện hàng đầu của Brazil, Andre Correa do Lago, đã bày tỏ quan ngại rằng sự thiếu hụt nguồn tài chính đóng góp cho Quỹ GBF đặt ra trở ngại đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các quốc gia phát triển đã cam kết cung cấp 20 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển từ nay đến năm 2025, tăng từ mức 15,4 USD/năm trong năm 2022.
Ông Correa do Lago nhấn mạnh rằng cần phải lấp đầy khoảng trống này mà không khiến các quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng nợ nần.
Trước đó một ngày, trong thông điệp bằng video được gửi đến hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng thế giới đang đi sai hướng trong việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2030.
Ông kêu gọi các nước “biến lời nói thành hành động,” để sau hội nghị sẽ có những cam kết đầu tư mới đáng kể vào quỹ bảo tồn này.
Báo cáo Sức sống Hành tinh 2024 được Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) công bố ngày 9/10 cho thấy quần thể các loài động vật hoang dã thuộc động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá trên toàn cầu đã giảm hơn 70% trong vòng nửa thế kỷ qua.
Chỉ số Sức sống Hành tinh (LPI), dựa trên bộ dữ liệu bao gồm 35.000 quần thể của hơn 5.000 loài, phản ánh tình trạng suy giảm đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ và quy mô chưa từng thấy.
Giám đốc cấp cao về chính sách toàn cầu của WWF Lin Li nhấn mạnh: “Những con số này cho thấy hệ sinh thái của hành tinh đang gặp nguy hiểm. Nếu không giải quyết các nguyên nhân gây ra tình trạng mất đa dạng sinh học này, hệ sinh thái của chúng ta sẽ đi đến điểm tới hạn và vĩnh viễn không thể quay lại được”./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-22 07:30:00
Dự báo thời tiết 22 /12: Bắc Bộ ngày nắng nhẹ, sáng sớm có sương mù, trời rét
-
2024-12-21 16:15:00
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
-
2024-10-22 10:31:00
Giảm rủi ro thiên tai ven biển: Cần phải dự báo chính xác theo từng cấp độ
Chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới
Dự báo thời tiết ngày 22/10: Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào rải rác
6 huyện miền núi Thanh Hóa đề phòng sạt lở đất, lũ quét sau mưa lớn
Dự báo thời tiết ngày 21/10: Thanh Hóa rải rác có mưa dông, gió nhẹ
Dự báo thời tiết 20/10: Thanh Hóa có mưa rào rải rác
Dự báo thời tiết ngày 19/10: Thanh Hóa có mưa rào và dông
Dự báo thời tiết ngày 18/10: Thanh Hóa ngày nắng, đêm mưa rải rác
Thời tiết từ nay đến hết năm: Đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới, rét đậm, rét hại
Dự báo thời tiết ngày 17/10: Thanh Hóa ngày nắng xen kẽ mưa dông rải rác