(Baothanhhoa.vn) - Tuần đầu tháng 9 này, rất nhiều học sinh sẽ chính thức bắt đầu một hành trình mới mẻ với danh xưng mới: sinh viên. Biết là tự hào, nhưng cũng không ít âu lo...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đừng ví em là... “đò ngược”

Tuần đầu tháng 9 này, rất nhiều học sinh sẽ chính thức bắt đầu một hành trình mới mẻ với danh xưng mới: sinh viên. Biết là tự hào, nhưng cũng không ít âu lo...

Đừng ví em là... “đò ngược”

Vào đại học từ lâu luôn là lựa chọn mà các em học sinh và gia đình nghĩ đến sau khi học xong trung học. Nhưng thực tế không phải học sinh nào tốt nghiệp THPT cũng chọn cách “xuôi dòng”. Những năm học gần đây luôn có tỷ lệ đáng kể học sinh lớp 12 chọn cách chỉ thi và xét tốt nghiệp, không đăng ký xét tuyển đại học. Các em đã chủ động con đường đi cho mình, sớm bước vào đời để lập thân lập nghiệp.

Không thể nói rằng các em không đủ khả năng theo học đại học và đỗ vào trường đại học khi mà cánh cửa đại học ngày càng rộng mở hơn. Mà bởi, các em nhận thức được lao động nào cũng vinh quang, mọi con đường đều có thể về đích.

Cách đây 1 tuần, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin cả nước có hơn 122.000 thí sinh đỗ đại học nhưng bỏ nhập học, chiếm hơn 18% tổng số thí sinh đỗ vào đại học đợt 1. Con số này tăng 9,6% so với năm 2023 cho thấy một sự dịch chuyển lớn, không còn nhiều học sinh đặt niềm tin vào việc học đại học nữa.

Đây là điều lo ngại, nhưng ở góc độ nào đó cũng có thể nói là đáng mừng. Bởi nhiều sinh viên học đại học nhưng thực tế là cũng không xác định được cho mình tâm thế đúng đắn ngay từ khi chọn trường, chọn nghề. Các em học với tư thế theo đuôi và chờ vào sự may mắn. Nhiều sinh viên đã phải bỏ học hoặc cố gắng học cho xong đại học như một nghĩa vụ với người thân. Nhiều sinh viên khác học xong đại học nhưng lại gặp khó khăn trong việc xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Một khóa học tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, may mắn xin được việc làm ở cơ quan Nhà nước thì ít nhất cũng phải 5 - 7 năm mới có thể bù đắp được chi phí. Đó là những lý do khiến nhiều học sinh không còn đặt niềm tin vào con đường học đại học, nhất là vào những trường đại học tốp dưới.

Thay cho việc cố gắng “xuôi đò”, nhiều học sinh chọn học trường nghề, đi làm sớm, gia cố kiến thức sau. Một con đường khác cũng rất sáng hiện nay, là sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh đăng ký đi xuất khẩu lao động. Dù không “sang” như đi học đại học, nhưng với mức thu nhập hiện tại ở nhiều thị trường đối tác của Việt Nam, kết thúc một hợp đồng lao động, người lao động về nước với số vốn hàng trăm triệu đồng - cùng tài sản lớn là tay nghề lao động được rèn luyện ở những quốc gia phát triển.

Có người ví rằng con đường đi ấy như chống con “đò ngược”, nhưng rõ ràng những cá nhân này không hề “ngược dòng”, mà trái lại còn rất phù hợp với xu thế. Việc làm này chính là từng bước góp phần thay đổi cán cân lao động, góp phần xóa bỏ tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, từ đó góp phần nâng cao tay nghề của lao động Việt Nam để đón làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]