“Đứa trẻ” rồi sẽ lớn...
Sau nhiều chờ đợi, phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) cũng chính thức khai trương. Nhiều người vui mừng trong những ngày đầu khai trương..., rồi lại ngóng đợi.
Họ cho biết từng đi bộ thư giãn, thưởng ngoạn trên những tuyến phố đi bộ ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước, và ở đó có những thứ rất hấp dẫn, thu hút.
Rồi họ ước giá như trên con phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa phụ trợ này ngay bây giờ có những góc dành cho người nặn tò he, trình diễn thư pháp, ca trù, ký họa chân dung hay những sân khấu nhỏ cho người chơi violon, thổi kèn saxophone, thổi sáo, kéo nhị hay là những ki ốt văn hóa phẩm hiếm...
Nhìn chung là ở phố đi bộ nên có nhiều không gian sinh hoạt cộng đồng, những góc nghệ thuật đường phố, người đi bộ vừa có thể thưởng thức, vừa tham gia các trò chơi, trò diễn. Bước đầu thành phố có thể hỗ trợ, dần dần các hoạt động nghệ thuật này có thể tự tổ chức thu chi dưới sự quản lý, giám sát của thành phố.
Hướng tới những điều mà các tuyến phố đi bộ có tuổi đời nhiều hơn đang áp dụng, vận hành, là điều mong mỏi dễ hiểu của công chúng. Nhưng chúng ta cũng phải thông cảm và chia sẻ một điều rằng, khi xây dựng đề án tuyến phố đi bộ mỗi địa phương sẽ có một hướng tiếp cận khác nhau nhằm phù hợp với không gian vật chất, không gian cơ học, đời sống văn hóa của địa phương. Phố đi bộ không thể rập khuôn, địa phương này sao chép của địa phương kia được. Nó cũng giống như việc XDNTM, có những quy chuẩn chung, nhưng phải tôn trọng và phát huy được giá trị văn hóa, nét khác biệt của từng làng quê, chứ không có nghĩa là cùng khoác lên các làng quê một bộ đồng phục.
Cách tiếp cận và xây dựng các không gian đi bộ và thưởng thức văn hóa ở những đô thị vì thế cũng cần phải có sự khác biệt, như một sản phẩm du lịch độc đáo nhằm thu hút khách. Điều đó là dễ hiểu và cần phải thông cảm và chờ đợi. Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa quảng trường Lam Sơn sau 1 tháng đi vào hoạt động giống như một đứa trẻ, đang trong giai đoạn phát triển hình thể và tiếp thu, định hình tính cách. Những đề xuất, khát mong của người dân là chính đáng nhưng cần phải có thêm thời gian. Không gian đi bộ và thưởng thức văn hóa này rồi sẽ lớn lên theo thời gian như một người trưởng thành xinh đẹp và quyến rũ.
Tuy nhiên sự “lớn lên” của phố đi bộ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó rất cần sự khen chê đúng mức, chung tay xây dựng một cách có trách nhiệm của người dân và du khách... Và dĩ nhiên, sự lắng nghe, tiếp thu, điều chỉnh của những người có trách nhiệm quản lý, phát triển không gian văn hóa này cũng hết sức quan trọng. Sự góp ý không phải lúc nào cũng dễ nghe cả, nhưng đó là một kênh tiếp nhận quan trọng để các thiết chế đã được đầu tư kinh phí lớn ngày càng trở nên phù hợp với đối tượng mà nó hướng tới.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-13 19:56:00
Như thế nào là “lấy công làm lãi”?
-
2024-12-13 19:00:00
[E-Magazine] - Chỉ muốn thấy mình trong sâu thẳm của thời gian
-
2024-07-27 09:07:00
[Podcast] Truyện ngắn: Em là vợ lính
Lamori Resort & Spa - Nơi đánh thức mọi giác quan
[Podcast] - Tản văn: Tháng bảy
Thanh Hoá nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Văn hóa bản địa - “chìa khóa” thúc đẩy du lịch bền vững (Bài cuối): “Điểm nghẽn” cần “khơi thông”
Nâng tầm giá trị độc bản
Văn hóa bản địa - “chìa khóa” thúc đẩy du lịch bền vững (Bài 2): Vì sao sản phẩm còn đơn điệu, trùng lặp?!
Điểm đến hấp dẫn của bạn đọc trong dịp hè
Văn hóa bản địa - “chìa khóa” thúc đẩy du lịch bền vững (Bài 1): Nền văn hóa bản địa đặc sắc
Hiện vật... kể chuyện xứ Thanh anh hùng