(Baothanhhoa.vn) - Ngày 1/6 tới đây, TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn sẽ đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Đến nay, các xã, phường, thị trấn đã và đang triển khai kế hoạch đúng tiến độ và đúng quy định của pháp luật. Báo Thanh Hóa lược ghi ý kiến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện chủ trương lớn của Trung ương và của tỉnh, trân trọng gửi tới quý độc giả.

Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Ngày 1/6 tới đây, TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn sẽ đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Đến nay, các xã, phường, thị trấn đã và đang triển khai kế hoạch đúng tiến độ và đúng quy định của pháp luật. Báo Thanh Hóa lược ghi ý kiến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện chủ trương lớn của Trung ương và của tỉnh, trân trọng gửi tới quý độc giả.

Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

TP Thanh Hóa hôm nay

Tinh gọn bộ máy, mở rộng không gian đô thị

Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Cử tri Nguyễn Văn Minh, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh.

Huyện Đông Sơn có số dân 101.272 người, đạt 84,39% tiêu chuẩn về quy mô dân số; 82,87 km2, đạt 18,41% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên. Xét tiêu chí của một đơn vị hành chính cấp huyện, Đông Sơn chưa đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo quy định nên việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa là cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và mở rộng không gian đô thị trong giai đoạn mới.

Sau sáp nhập, TP Thanh Hóa có 228,30 km2 diện tích tự nhiên - là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có quy mô diện tích lớn nhất cả nước; quy mô dân số 574.169 người, với 47 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 33 phường và 14 xã. Việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa là tiền đề để tổ chức, mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị thay cho chính quyền nông thôn, góp phần đổi mới phương thức quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền theo hướng đô thị; là bước cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Từ những nét tương đồng về văn hóa, không gian địa lý cho thấy, nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa sẽ tạo ra không gian đô thị loại I đủ tầm phát triển trong tương lai và tạo được một vùng động lực mở cho thành phố phát triển. Với quỹ đất lớn, nguồn lực đầu tư không bị phân tán, TP Thanh Hóa mới có nhiều điều kiện để phát triển hạ tầng đồng bộ và hiện đại, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục chất lượng cao... Qua đó phấn đấu đến năm 2030 xây dựng TP Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, tạo động lực góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc Tổ quốc.

Ủng hộ chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa

Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Cử tri Nguyễn Thị Ngọc, 80 tuổi, ở thôn Đà Ninh, xã Đông Thịnh (Đông Sơn).

Sau khi được chi bộ thôn Đà Ninh, xã Đông Thịnh quán triệt chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa, gia đình tôi cùng đông đảo bà con trong thôn đều đồng tình với chủ trương của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa. Tôi cho rằng, chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển của tỉnh Thanh Hóa nói chung, TP Thanh Hóa nói riêng.

Bên cạnh đó, thành phố mới sẽ có không gian rộng lớn để phát triển lâu dài, đặc biệt là quỹ đất để thực hiện các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Cùng với kinh tế - xã hội có bước phát triển mới, việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập phường thuộc TP Thanh Hóa còn là cơ hội để tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa trong đời sống Nhân dân. Hiện nay, chủ trương, nội dung đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa được công khai đến cán bộ, đảng viên Nhân dân trong thôn được biết. Quan trọng hơn, cử tri thôn Đà Ninh được tham gia ý kiến trực tiếp vào nội dung nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập phường Đông Thịnh. Điều đó thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy.

Nhiều ý kiến cho rằng sau khi sáp nhập, tên huyện Đông Sơn không còn, nhưng cá nhân tôi luôn có niềm tin văn hóa Đông Sơn vẫn tiếp tục được lưu giữ và phát huy giá trị. Tên gọi TP Thanh Hóa hiện nay phù hợp với định danh đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa; phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển hiện nay cũng như trong tương lai.

Tạo sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn

vào TP Thanh Hóa

Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Đồng chí Lê Thị Phương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đông Sơn.

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông qua HĐND cấp xã, cấp huyện tán thành chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Sơn đã chủ động ban hành kế hoạch tuyên truyền về sự kiện chính trị quan trọng này.

Bám sát kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đông Sơn đã chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong huyện tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Trọng tâm là tuyên truyền những nội dung cơ bản của đề án, phương án sáp nhập; kế hoạch của huyện về tổ chức lấy ý kiến cử tri đồng thuận với chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Bên cạnh đó, thông qua các buổi sinh hoạt thường kỳ của đảng bộ, chi bộ và hội nghị thông tin thời sự, báo cáo viên, họp thôn, khu phố,... các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền sự cần thiết của việc sáp nhập.

Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa phù hợp với văn hóa, lịch sử địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với quá trình đô thị hóa, góp phần tinh gọn đầu mối tổ chức đơn vị hành chính. Đồng thời là bước cụ thể hóa mục tiêu Quy hoạch đô thị Thanh Hóa đến năm 2040, với mục tiêu lớn lao là xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa, xứng tầm vị thế, vai trò của đô thị Thanh Hóa với tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đó còn là việc tuyên truyền tên gọi và ý nghĩa về tên gọi của đơn vị hành chính mới là TP Thanh Hóa. Tên gọi TP Thanh Hóa dự kiến đặt cho thành phố mới gắn với danh xưng Thanh Hóa, đến nay đã có gần 1.000 năm; là một trong những vùng đất mang đậm bản sắc của nền văn hóa Việt Nam ngàn năm văn hiến, vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Tên gọi hiện nay phù hợp với định danh đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa trong nhiều văn bản quan trọng của Trung ương và của tỉnh Thanh Hóa.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, góp phần tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện về chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Bảo đảm việc lấy ý kiến cử tri đạt kết quả cao nhất

Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Quyên, Bí thư Đảng ủy phường Nam Ngạn

Bám sát các văn bản chỉ đạo của tỉnh và TP Thanh Hóa, phường Nam Ngạn đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Đặc biệt, để việc lấy ý kiến cử tri bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, Đảng ủy phường Nam Ngạn đã phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, đảng ủy viên, công chức phụ trách, chỉ đạo từng nội dung, bảo đảm rõ người, rõ việc; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ dân phố trong quá trình chuẩn bị tổ chức lấy ý kiến cử tri; tham gia cùng các Tổ lấy ý kiến cử tri đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, phát phiếu, lấy phiếu, bảo đảm khách quan và đạt kết quả cao nhất.

UBND phường đã thành lập 11 Tổ lấy ý kiến cử tri với sự tham gia của 121 thành viên. Tổ trưởng Tổ lấy ý kiến cử tri do bí thư chi bộ đảm nhiệm, thư ký và thành viên là đại diện chi hội, chi đoàn, người có uy tín ở tổ dân phố tham gia. Nhằm không để xảy ra sai sót, UBND phường đã tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho thành viên các Tổ lấy ý kiến cử tri về cách phát phiếu, ghi phiếu, thu phiếu, kiểm phiếu, tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri. UBND phường cũng đã in ấn và niêm yết tài liệu phục vụ lấy ý kiến cử tri tại công sở UBND phường, đồng thời chuyển cho các tổ dân phố niêm yết tại các địa điểm tổ chức lấy ý kiến cử tri.

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh trên hệ thống truyền thanh của phường, của phố, trên Cổng thông tin điện tử phường, tại các cuộc họp tổ dân phố để cử tri hiểu rõ quan điểm, mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, từ đó tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Theo kế hoạch, thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri ở phường Nam Ngạn sẽ diễn ra trong 2 ngày (1 và 2/6). Dự kiến ngày 7/6 sẽ tổ chức kỳ họp HĐND phường để tán thành chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa.

Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các bước tiếp theo nhằm thực hiện thành công Đề án, Phương án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa; đồng thời khẳng định tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Trần Thanh - Tố Phương (thực hiện)


Trần Thanh - Tố Phương (thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]