(Baothanhhoa.vn) - Trước sự tác động đa chiều của nhiều luồng thông tin xấu độc, văn hóa, lối sống... đã ảnh hưởng đến nhận thức, quan điểm của một bộ phận học sinh. Thực tế này đòi hỏi các nhà trường cần chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong học sinh

Trước sự tác động đa chiều của nhiều luồng thông tin xấu độc, văn hóa, lối sống... đã ảnh hưởng đến nhận thức, quan điểm của một bộ phận học sinh. Thực tế này đòi hỏi các nhà trường cần chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong học sinhHoạt động sinh hoạt dưới cờ của Trường TH, THCS, THPT Nobel với chủ đề “Thanh niên Việt Nam tiến bước đi lên”.

Chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh thông qua đa dạng các hoạt động giáo dục, trường tiểu học, THCS và THPT Nobel, TP Thanh Hóa đã giáo dục cho học sinh cách xử lý khi bắt gặp thông tin độc hại, giáo dục cho học sinh những nguyên tắc, kỹ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng, kỹ năng sử dụng internet và mạng xã hội an toàn, hiệu quả.

Ông Vũ Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS&THPT Nobel, cho biết: "Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lòng yêu nước, rèn luyện đạo đức cách mạng cho học sinh được nhà trường thực hiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ. Ngoài ra còn được lồng ghép trong các môn học Lịnh sử, Giáo dục công dân, Ngữ văn... Học sinh ưu tú của nhà trường cũng được tham gia học các lớp cảm tình Đảng, tìm hiểu về lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...".

Tại Trường THPT Triệu Sơn 5 (Triệu Sơn), bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường cũng chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và học sinh cụ thể hóa thành cách làm. Hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 5 Nguyễn Tài Quyển, chia sẻ: "Đổi mới để thích ứng là quy luật tất yếu của thời đại 4.0 và khi sự phân công lao động trong xã hội có sự thay đổi. Do đặc thù nhà trường có nhiều học sinh sống cùng ông bà hoặc họ hàng khi bố mẹ đi làm ăn xa, do đó, nhà trường thông qua các hoạt động dưới cờ, các câu lạc bộ, mời các diễn giả về truyền đạt tới học sinh các nội dung về giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục tư tưởng chính trị, tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, xã hội... cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tăng cường kỷ cương nền nếp, đẩy mạnh dân chủ học đường, tạo môi trường để học sinh rèn luyện phấn đấu, tạo hành trang vững chắc cho các em trong thời kỳ mở cửa, hội nhập".

Không có điều kiện tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh, Trường THPT Ngọc Lặc (Ngọc Lặc) thường xuyên phối hợp với Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Công an huyện... tổ chức các phiên tòa giả định để giáo dục học sinh về các quy định của pháp luật. Ngoài ra, tại các buổi sinh hoạt dưới cờ, học sinh nhà trường cũng xây dựng các hoạt cảnh, tiểu phẩm với nhiều nội dung phong phú nhằm giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của đoàn viên, học sinh, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh. “Thông qua các phiên tòa giả định đã giúp học sinh, giáo viên nhà trường hiểu được hậu quả của việc vi phạm pháp luật để từ đó có ý thức sống, học tập, làm việc với tinh thần thượng tôn pháp luật” - bà Lê Thị Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Lặc chia sẻ.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 2.000 trường học với trên 940.000 học sinh, thông qua việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, học sinh thông qua công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển Đảng trong trường học; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị trong trường học; nêu cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt... từng bước củng cố niềm tin, khơi dậy khát vọng cống hiến, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc của tuổi trẻ.

Tuy nhiên, thực tế công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh có nhiều lúc, nhiều nơi chưa được chú trọng; phương pháp giáo dục còn cứng nhắc... chưa đánh thức được niềm say mê và khả năng tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Do đó, các nhà trường cần tích cực đổi mới phương pháp, chú trọng dạy học tích hợp, chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh nhằm giáo dục học sinh trở thành những công dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, giúp lan tỏa thông tin tích cực, định hướng tư tưởng chính trị cho học sinh.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]