(Baothanhhoa.vn) - LTS: Nhằm tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc về truyền thống 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh, qua đó củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ; giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; cổ vũ, động viên các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, từ ngày 1-7 Báo Thanh Hóa mở chuyên mục “Hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930 – 29-7-2020)” trên báo Thanh Hóa hằng ngày và báo Thanh Hóa điện tử.

Tin liên quan

Đọc nhiều

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA (29-7-1930 – 29-7-2020)

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời là bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng tỉnh nhà

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời là bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng tỉnh nhà

LTS: Nhằm tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc về truyền thống 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh, qua đó củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ; giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; cổ vũ, động viên các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, từ ngày 1-7 Báo Thanh Hóa mở chuyên mục “Hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930 – 29-7-2020)” trên báo Thanh Hóa hằng ngày và báo Thanh Hóa điện tử.

1. Bối cảnh lịch sử ra đời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

1.1. Bối cảnh quốc tế

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: Bên trong tăng cường bóc lột Nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức Nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống Nhân dân lao động trên thế giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2. Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, tính chất xã hội biến đổi - từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng.

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước. Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước, bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ; trải qua quá trình nghiên cứu, hoạt động không mệt mỏi, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga, tìm ra con đường cứu nước kiểu mới. Trước những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), đã quyết nghị lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

(Còn nữa)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]