Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 17/4/1954, Trung đoàn 36 áp dụng hiệu quả sáng kiến “con cúi” chắn đạn
Các chiến sĩ Trung đoàn 36 đã có sáng kiến dùng rơm bện một “con cúi” làm lá chắn, giúp tiếp cận cứ điểm an toàn hơn trước hoả lực bắn thẳng. Những khối rơm bện dài 2m, đường kính 1,5m đã hút hết đạn bắn thẳng, bảo đảm an toàn cho những người đào trận địa phía sau nó.
Sáng 17/4, trận địa của Trung đoàn 36 hình thành ba mũi áp sát hàng rào cứ điểm 206 mà địch gọi là Huguette 1 ở sát sân bay chính. Đây là một cứ điểm rất quan trọng ở phía Tây Bắc sân bay. Nếu chiếm được cứ điểm này chiến hào của ta sẽ cắt đứt nốt phần trên của sân bay, trận địa thả dù của địch ngày càng bị thu hẹp và có thể bị xóa bỏ. Vì vậy, địch chống cự rất quyết liệt.
"Con cúi” chống đạn được tái hiện đầy sinh động tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Báo Hòa Bình
Tại cứ điểm 206 cách đào lấn và đánh lấn của ta không đạt hiệu quả vì những ụ súng của địch được xây dựng rất kiên cố. Các chiến sĩ Trung đoàn 36 đã có sáng kiến dùng rơm bện một “con cúi” làm lá chắn, đưa chiến hào từ xa tiếp cận cứ điểm. Những khối rơm bện dài 2m, đường kính 1,5m đã hút hết đạn bắn thẳng, bảo đảm an toàn cho những người đào trận địa phía sau nó.
Trong khi đó, đêm 17/4 các đường hào của Trung đoàn 141 đã lách vào tận lớp rào trong cùng của cứ điểm 105, nhiều quãng đường rào bị cắt trụi. Việc đào trận địa vây ép đã tạo điều kiện để bộ đội ta đánh lấn tiêu diệt cứ điểm địch.
Liền trong ba ngày 15, 16, 17 tháng 4, Bigeard huy động ba tiểu đoàn dù số 1, số 2 và số 6 mở cuộc hành binh giải tỏa và tiếp tế cho cứ điểm 105. Binh lính lê dương ở cứ điểm này không chỉ thiếu đạn dược, mà còn thiếu cả nước uống. Ngày đầu tới cứ điểm 105, đoàn quân giải tỏa tiếp cận đường hào vừa xuất hiện trên sân bay và phải mất bốn giờ liền để vượt qua. Ngày thứ hai và thứ ba quân địch đứng trước cả một trận địa với lớp lớp chiến hào và những ụ súng. Thêm vào đó là xác một chiếc máy bay còn nằm chềnh ềnh trên đường băng, trở thành một công sự nổi giúp cho quân ta đặt súng quét gục những tên lính lê dương hăng hái nhất định xông lên.
Cuộc hành binh tiếp tế cứ điểm 105 đã mang lại cho Langlais những tổn thất về lực lượng ứng chiến lớn hơn cả những đợt phản kích giành lại đồi C1. Hết ngày thứ ba, De Castries ra lệnh cho viên quan ba Bizard chỉ huy tại cứ điểm 105 rút quân tại đây vào đêm ngày 18/4. Bigeard - Phó chỉ huy khu trung tâm vơ vét được một lực lượng gồm phần lớn là lính dù và lê dương cùng với hai chiến xa mở đường đi đón bọn lính ở cứ điểm 105 rút lui. Nhưng cánh quân này đã mất sức chiến đấu trước trận địa chiến hào của ta, sau không đến nửa giờ đọ súng, Bigeard đành lệnh cho viên chỉ huy cứ điểm 105: “Có thể bỏ lại tất cả thương binh, mở một đường tháo chạy về Mường Thanh hoặc đầu hàng”.
Lúc này, chiến hào của Trung đoàn 165 từ bốn phía luồn vào bên trong hàng rào dây thép gai của cứ điểm 105. 15 ụ súng ở tiền duyên bị ĐKZ bị ta bắn sập. Nhiều đám rào bị cắt trụi. Binh lính địch không có cơm ăn, nước uống, ló đầu ra ngoài là trúng đạn bắn tỉa của quân ta.
THÀNH VINH/qdnd.vn
{name} - {time}
-
2024-06-28 13:15:00
Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai đồng bộ các mặt công tác biên phòng
-
2024-05-23 05:56:00
Hôm nay, Quốc hội đánh giá kết quả thực hiện ngân sách và phát triển kinh tế
-
2024-04-16 15:17:00
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng cho tinh thần quyết thắng của dân tộc Việt Nam
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 16/4/1954, quân ta bao vây cứ điểm 105
Góp thêm nguồn lực xây dựng mái ấm cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 15/4/1954, địch nghiên cứu phương án giải nguy cho Điện Biên Phủ
Thăm lại “hôn trường” xưa của “cô dâu Điện Biên”
Du lịch qua miền hoa ban
Gặp gỡ những con người Điện Biên làm nên lịch sử
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"
Yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết – cội nguồn của thắng lợi
Vì Điện Biên đổi mới, phát triển