(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại. CĐS không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức vận hành, là việc tư duy lại cách thức tổ chức, sử dụng dữ liệu và quy trình. CĐS mang lại nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực, đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. CĐS làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân...

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của báo chí

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại. CĐS không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức vận hành, là việc tư duy lại cách thức tổ chức, sử dụng dữ liệu và quy trình. CĐS mang lại nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực, đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. CĐS làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân...

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của báo chíĐồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa tham quan và trải nghiệm Hệ sinh thái CĐS của MobiFone. Ảnh Tống Hương

Trong công cuộc CĐS, báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng. Với sứ mệnh tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời, chính xác về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội, báo chí có vai trò dẫn dắt, tạo nội lực thành công trong thực hiện CĐS. Đồng thời, báo chí cũng là một lĩnh vực trong xã hội, cũng chịu sự tác động của quá trình CĐS nên phải tiến hành CĐS theo xu hướng phát triển chung, nếu không muốn tụt hậu và mất độc giả, khán thính giả, là sự sống còn của cơ quan báo chí. Để làm được điều này thì báo chí cần phải nhanh chóng CĐS với chiến lược: Lấy nền tảng công nghệ là động lực đột phá, kiến tạo sự thay đổi về chất, bồi đắp giá trị truyền thống, sáng tạo các sản phẩm báo chí mới, nâng cao chất lượng nội dung, cải thiện chất lượng trải nghiệm của người dùng; lấy người đọc, người xem, người nghe làm trung tâm, lấy dữ liệu làm tài nguyên.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 cơ quan báo chí địa phương (Báo Thanh Hóa; Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH) tỉnh; Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh; Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức; Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Vấn đề đặt ra cho các cơ quan báo chí của tỉnh trong giai đoạn hiện nay là: CĐS, xây dựng cơ quan báo chí đa phương tiện, ứng dụng, đổi mới công nghệ, kết hợp các loại hình truyền thông, ứng dụng OTT để cung cấp, truyền tải các chương trình phát thanh, truyền hình, các tác phẩm báo chí để người dân có thể chủ động nghe, xem, đọc mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị thông minh; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phóng viên trong thu thập tin tức, sản xuất tin bài, phân phối nội dung; phân tích xu hướng của độc giả, thính giả, từ đó cá nhân hóa nội dung cung cấp cho độc giả, thính giả; giúp cho báo chí thông minh hơn, gần gũi hơn với người xem, người nghe; cung cấp công cụ cho phóng viên, nhà báo đảm bảo và thuận tiện trong tác nghiệp để thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác đến bạn đọc.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cơ quan báo chí của tỉnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị với công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin của Nhân dân được kịp thời.

Xác định CĐS là nhiệm vụ quan trọng, sống còn để thực hiện tốt vai trò của báo chí cách mạng trong kỷ nguyên số, Báo Thanh Hóa đã từng bước tiếp cận, thực hiện CĐS để nâng cao chất lượng tuyên truyền, đưa thông tin đến độc giả một cách nhanh chóng, chính xác, đa dạng. Báo đã đưa vào vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, xây dựng hệ thống quản trị nội dung (CMS) khoa học, xây dựng giao diện Báo Thanh Hóa điện tử (https://baothanhhoa.vn) tương thích với tất cả các thiết bị di động thông minh. Trước sự thay đổi cách tiếp cận của người đọc (công dân toàn cầu), mọi thông tin được trao đổi, tìm hiểu qua môi trường mạng, Báo Thanh Hóa đã xây dựng, quản trị 2 fanpage của Báo Thanh Hóa điện tử và chuyên trang điện tử Văn hóa & Đời sống (hoạt động từ tháng 3-2021), 2 tài khoản Zalo Official; duy trì kênh Youtube Báo Thanh Hóa... Hiện nay, tất cả các nội dung quan trọng trên các ấn phẩm của Báo Thanh Hóa đều được lan tỏa rộng rãi trên các hạ tầng mạng xã hội. Bên cạnh đó, Báo Thanh Hóa cũng đã xây dựng ứng dụng đọc Báo Thanh Hóa trên App Store và Google Play, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận nội dung của Báo Thanh Hóa một cách nhanh nhất. Năm 2019, Báo Thanh Hóa đã được đầu tư xây dựng hệ thống phòng studio ảo và thiết bị chuyên dụng; nâng cấp phần mềm giao diện báo điện tử; xây dựng phần mềm lọc tin và ứng dụng các mạng xã hội trong công tác xuất bản; xây dựng các ứng dụng đọc báo trên điện thoại thông minh; phần mềm duyệt báo. Cùng với đó, Báo Thanh Hóa đã xây dựng kho dữ liệu nội dung, đặc biệt là ảnh, video clip, từng bước thực hiện điều hành, xử lý, ra quyết định nhờ khai thác dữ liệu số. Báo Thanh Hóa đã từng bước thay đổi quy trình, chuyển đổi từ mô hình tòa soạn truyền thống sang tòa soạn điện tử, mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện, đem lại hiệu quả rõ rệt trong đổi mới quy trình xuất bản các ấn phẩm của Báo Thanh Hóa.

Cũng như Báo Thanh Hóa, trong những năm qua, Đài PTTH tỉnh đã được quan tâm, đầu tư các hệ thống công nghệ mới cho sản xuất chương trình, truyền dẫn và phát sóng đồng bộ, hiện đại; hoàn thành việc lắp đặt trang thiết bị (số hóa) tại các studio truyền hình và phát thanh để từng bước CĐS; đầu tư hệ thống lưu trữ trung tâm (lưu trữ online), hệ thống máy chủ lưu trữ trung tâm tốc độ cao phục vụ lưu trữ truyền hình media, ứng dụng công nghệ ảo hóa, tương thích mọi hạ tầng mạng. Từ tháng 9-2016, Đài PTTH tỉnh đã đưa ứng dụng TTVGo vào hoạt động, cho phép khán giả xem trực tiếp các chương trình truyền hình, nghe phát thanh, xem lại các chương trình mọi lúc, mọi nơi, trên thiết bị di động. Trang thông tin điện tử của đài (http://truyenhinhthanhhoa.vn) đang phát huy hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu quê hương, đất nước, con người xứ Thanh đến bạn bè trong và ngoài nước. Để thích ứng với xu thế phát triển mới, Đài PTTH tỉnh đã mở trang fanpage với gần 100.000 người thích, gần 200.000 người theo dõi; kênh youtube đạt nút bạc với gần 300.000 người đăng ký theo dõi kênh; ứng dụng tiktok đã bắt đầu hoạt động từ 1-1-2022, đã thu hút hơn 60.000 người thích và gần 5.000 người theo dõi kênh; sử dụng triệt để hoạt động livestream trên các kênh facebook và youtube để quảng bá các sự kiện truyền thông trong tỉnh và liên kết với các đối tác... Chính nhờ sự phát triển đa dạng của công nghệ số, các hạ tầng mạng xã hội đã góp phần đắc lực đưa các tin tức, đưa TTV Thanh Hóa đến gần hơn với mọi người, mọi nhà.

Tuy nhiên, việc CĐS trong các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức, chưa đáp ứng được yêu cầu: trang thiết bị máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu; kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động báo chí còn hạn chế; sự cạnh tranh rất khốc liệt của các loại hình truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội...

Để thực hiện tốt hoạt động CĐS trong cơ quan báo chí, biến thách thức thành cơ hội, các cơ quan báo chí cần phải bám sát các nội dung định hướng tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10-11-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10-1-2022 của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10-11-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 6-10-2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch CĐS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch khác có liên quan đến CĐS, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, làm rõ nội dung, vai trò và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CĐS nói chung và trong lĩnh vực báo chí nói riêng để tạo quyết tâm, đồng thuận. CĐS là con đường để báo chí phát triển, thực hiện các chức năng của mình trong kỷ nguyên số.

Hai là, các cơ quan báo chí của tỉnh cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc CĐS, đánh giá được nhu cầu, xác định được con đường và mục tiêu hướng tới của đơn vị mình, từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp để tổ chức thực hiện.

Ba là, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, đi liền nắm vững kỹ năng tác nghiệp trên môi trường số. Nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng nhất bảo đảm cho thành công cho quá trình CĐS trong các cơ quan báo chí.

Bốn là, phối hợp với các ngành chức năng để tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách về đầu tư nguồn lực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bảo đảm an ninh và điều kiện tác nghiệp trên môi trường số. Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng dữ liệu, tạo nền tảng cho CĐS; tập trung phát triển nền tảng để kết nối, chia sẻ, giám sát, phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Năm là, cần coi trọng công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho báo chí. Bởi, nếu an ninh thông tin không được bảo đảm thì không chỉ là mất dữ liệu, thiệt hại tài chính, mà còn bị chiếm quyền sử dụng, thay đổi giao diện, xuyên tạc nội dung thông tin, gây hoang mang, làm giảm niềm tin của công chúng vào đường lối, chính sách phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.

Trước những biến động mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, báo chí không thể đứng ngoài cuộc mà phải chủ động tìm lời giải cho những thách thức để tồn tại và phát triển. CĐS là lời giải, là xu hướng giúp cho cơ quan báo thay đổi phương thức vận hành và quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình thu thập tin tức, sản xuất tin bài và phân phối nội dung, giúp thực hiện hiệu quả các mô hình kinh doanh báo chí theo quy định để đa dạng hóa nguồn thu, giảm bị lệ thuộc vào doanh thu từ quảng cáo. Từ đó phát triển nền báo chí dữ liệu, có chất lượng, đảm bảo đúng giá trị nguyên bản của báo chí. Thực hiện tốt hơn sứ mệnh tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của xã hội, giữ vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin và dư luận xã hội.

Đỗ Hữu Quyết

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]