(Baothanhhoa.vn) - Báo chí Thanh Hóa hiện đang thực hiện một vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đây là dịp để nhìn lại chặng đường dài phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Thanh Hóa nói riêng. Sự kiện này không chỉ là cơ hội để vinh danh các thành tựu của báo chí cách mạng trong hành trình xây dựng và bảo vệ đất nước, mà còn là dịp để tôn vinh những nhà báo Thanh Hóa đã cống hiến hết mình cho lý tưởng và sự nghiệp báo chí cách mạng.

Báo chí Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Báo chí Thanh Hóa hiện đang thực hiện một vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đây là dịp để nhìn lại chặng đường dài phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Thanh Hóa nói riêng. Sự kiện này không chỉ là cơ hội để vinh danh các thành tựu của báo chí cách mạng trong hành trình xây dựng và bảo vệ đất nước, mà còn là dịp để tôn vinh những nhà báo Thanh Hóa đã cống hiến hết mình cho lý tưởng và sự nghiệp báo chí cách mạng.

Báo chí Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, các ấn phẩm báo chí tại Thanh Hóa đã thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong quần chúng Nhân dân.

Trong những năm tháng kháng chiến hào hùng, báo chí Thanh Hóa đã trở thành “vũ khí tư tưởng” sắc bén, giữ vai trò quan trọng trong việc khơi dậy và cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân toàn tỉnh. Những ấn phẩm như “Tiến lên” (1930), “Hồn lao động” (1934), “Tia Sáng” (1936), “Tự do” (1940), “Đuổi giặc nước”“Gái ra trận” (1942), “Khởi nghĩa” (1945), “Chống giặc” (1946), hay Tờ tin Thanh Hóa (1955-1956) đã trở thành những ngọn cờ dẫn lối, tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc.

Đặc biệt, từ số báo đầu tiên ra mắt ngày 20/3/1962, Báo Thanh Hóa đổi mới đã khẳng định phương châm hành động rõ ràng: “Nguyện luôn luôn làm người lính tiên phong, sát cánh cùng bạn đọc trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và hòa bình thống nhất nước nhà, làm cho Thanh Hóa giàu đẹp, đổi mới không ngừng...”. Với sứ mệnh ấy, báo chí Thanh Hóa đã trở thành lá cờ đầu trong công tác tuyên truyền, kịp thời cổ vũ Nhân dân đoàn kết xung quanh Đảng, quyết tâm hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.

Trong thời kỳ đổi mới, báo chí Thanh Hóa lại tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc định hướng dư luận, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, đồng thời phản ánh một cách sinh động và đa chiều cuộc sống xã hội, những vấn đề nóng bỏng, những thành tựu, khó khăn trong quá trình phát triển quê hương, đất nước. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào và vinh quang của người làm báo trong tỉnh.

Đến nay, báo chí Thanh Hóa không ngừng phát triển và đổi mới, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của công chúng và yêu cầu của xã hội hiện đại. Hiện tại tỉnh Thanh Hóa có 5 cơ quan báo chí, đó là: Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Tạp chí Văn học Nghệ thuật Xứ Thanh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, Tạp chí khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có 63 văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trung ương và các tỉnh, thành đóng trên địa bàn tỉnh. Tổng số phóng viên, nhà báo trên 500 người. Cùng với sự phát triển của báo chí cả nước, báo chí Thanh Hóa và người làm báo trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển nhanh chóng, chất lượng các tác phẩm ngày càng hấp dẫn, phản ánh toàn diện tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong tỉnh, trong nước, đáp ứng cơ bản yêu cầu lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, nhu cầu thông tin của công chúng.

Báo chí Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Cán bộ, phóng viên Phòng Biên tập thông tin điện tử Đài PT&TH tỉnh kiểm tra phim, tư liệu phục vụ phát sóng

Báo chí Thanh Hóa không chỉ thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình của tỉnh luôn chú trọng việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh của tỉnh. Chính nhờ sự sáng tạo và đổi mới trong cách thức tuyên truyền, báo chí Thanh Hóa đã đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Nhân dân đối với các vấn đề xã hội, từ đó xây dựng một cộng đồng đoàn kết, mạnh mẽ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Báo chí Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sản xuất các tác phẩm báo chí đa phương tiện tại Studio Báo Thanh Hóa.

Báo chí Thanh Hóa thường xuyên đăng tải những thông tin về các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Các nhà báo của Thanh Hóa không chỉ truyền tải thông tin mà còn góp phần giải thích, phân tích, định hướng để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Như trong việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, báo chí Thanh Hóa đã có nhiều bài viết phản ánh những mô hình hay, cách làm sáng tạo, cũng như nêu bật những khó khăn, thách thức mà người dân gặp phải, từ đó khuyến khích sự chung tay của cộng đồng.

Báo chí Thanh Hóa cũng không ngừng phát huy vai trò trong việc định hướng dư luận, đặc biệt là trong các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh. Trước những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, báo chí tỉnh luôn chủ động thông tin kịp thời, chính xác, nhằm giải tỏa những băn khoăn, lo lắng trong dư luận, đồng thời củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo chí Thanh Hóa đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Sứ mệnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và khát vọng đóng góp của mình vào phát triển của quê hương, báo chí Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới, ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để tiếp cận với độc giả. Các nền tảng báo điện tử, truyền hình trực tuyến đã được các cơ quan báo chí của tỉnh mạnh dạn đầu tư, không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin trong nước mà còn lan tỏa ra thế giới, đưa hình ảnh, con người Thanh Hóa đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Báo chí Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Các phóng viên báo chí Trung ương và địa phương tác nghiệp tại lễ khởi công dự án đường Vạn Thiện đi Bến En huyện Như Thanh.

Bên cạnh đó, báo chí Thanh Hóa còn chú trọng công tác tuyên truyền qua mạng xã hội, nơi có sự tham gia mạnh mẽ của các tầng lớp Nhân dân. Việc sử dụng mạng xã hội giúp báo chí tỉnh tiếp cận nhanh chóng với độc giả, tạo ra những cuộc đối thoại trực tiếp, phản ánh những vấn đề nóng hổi mà cộng đồng quan tâm.

Để hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, báo chí Thanh Hóa cần chủ động, thích ứng, bám sát định hướng, tổ chức tuyên truyền sâu rộng những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, báo chí Thanh Hóa cần bám sát Kế hoạch số 159-KH/TU, ngày 28/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao, tổ chức tuyên truyền thật tốt các nhiệm vụ, như: Triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm báo chí gắn với các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh; tổ chức tổng kết và trao giải báo chí Trần Mai Ninh; tổ chức chương trình giao lưu, tọa đàm truyền hình với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn và phối hợp tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền những đóng góp quan trọng, to lớn, sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo chí tỉnh nhà nói riêng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khẳng định sự quan tâm, chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với báo chí; sự đồng hành, ủng hộ, tin tưởng, kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân đối với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh; cổ vũ, động viên, biểu dương, tôn vinh và tri ân các thế hệ người làm báo, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh có thành tích tiêu biểu, xuất sắc; bồi đắp niềm tự hào, giáo dục lòng yêu nghề đối với người làm báo trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, tuyên truyền về lịch sử và những thành tựu của báo chí cách mạng, trong đó có những đóng góp của các nhà báo Thanh Hóa qua các thời kỳ. Mở các chuyên mục đặc biệt, chương trình phóng sự về lịch sử báo chí cách mạng, xây dựng và phát sóng, cung cấp cho công chúng cái nhìn toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của báo chí cách mạng. Giúp công chúng hiểu rõ vai trò của báo chí trong lịch sử đấu tranh và phát triển của đất nước, của tỉnh mà còn để các thế hệ sau ghi nhớ công lao của những nhà báo đi trước.

Thứ tư, tổ chức cuộc thi viết, thi phóng sự với chủ đề về báo chí cách mạng. Đây không chỉ là dịp để phóng viên, nhà báo phát huy tài năng, sáng tạo của mình mà còn là cơ hội để khám phá những câu chuyện đời thường của những người làm báo qua các thời kỳ lịch sử. Qua các cuộc thi, những bài viết và tác phẩm xuất sắc về chủ đề báo chí cách mạng phải được tôn vinh, giúp lan tỏa những giá trị tinh thần của báo chí cách mạng đến cộng đồng.

Thứ năm, tổ chức các chương trình tri ân, giao lưu, gặp gỡ giữa các thế hệ nhà báo. Các chương trình là cơ hội để các nhà báo lão thành chia sẻ kinh nghiệm, truyền lại những bài học quý báu cho thế hệ trẻ. Đây cũng là dịp để nhìn lại những câu chuyện hậu trường của nghề báo, những hi sinh và cống hiến thầm lặng của những nhà báo trong các thời kỳ khó khăn của đất nước, của tỉnh. Những chương trình này sẽ khơi dậy niềm tự hào nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ phóng viên, biên tập viên, khẳng định sứ mệnh của báo chí trong việc phục vụ công chúng.

Phạm Văn Tuấn (Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa)


Phạm Văn Tuấn (Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]