(Baothanhhoa.vn) - Xã Vĩnh Khang (Vĩnh Lộc) nằm giáp với ngã ba sông, nơi sông Bưởi đổ vào sông Mã và được thành lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trải qua năm tháng xây dựng và trưởng thành, tháng 12/2019, xã Vĩnh Khang và xã Vĩnh Ninh sáp nhập thành xã Ninh Khang, thuộc huyện Vĩnh Lộc. Dù đã sáp nhập, nhưng danh xưng Vĩnh Khang với những thành tựu đạt được trong các thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn còn lưu lại đến hôm nay và mai sau.

Vĩnh Khang làm theo thư khen của Bác

Xã Vĩnh Khang (Vĩnh Lộc) nằm giáp với ngã ba sông, nơi sông Bưởi đổ vào sông Mã và được thành lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trải qua năm tháng xây dựng và trưởng thành, tháng 12/2019, xã Vĩnh Khang và xã Vĩnh Ninh sáp nhập thành xã Ninh Khang, thuộc huyện Vĩnh Lộc. Dù đã sáp nhập, nhưng danh xưng Vĩnh Khang với những thành tựu đạt được trong các thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn còn lưu lại đến hôm nay và mai sau.

Vĩnh Khang làm theo thư khen của Bác

Đình làng Hồ Nam ở xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc). Ảnh: Lê Khắc Tuế (CTV)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta giành thắng lợi. Năm 1954, ngay sau khi hòa bình lập lại, Nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc, dân chủ, nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó để nâng cao dân trí, người lao động phải có văn hóa để tiếp thu khoa học - kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất... Chính vì vậy mà chủ trương của Đảng và Chính phủ ngoài việc đẩy mạnh và phát triển giáo dục phổ thông cấp 1, phải cấp tốc làm tốt công tác thanh toán nạn mù chữ cho Nhân dân lao động và bổ túc văn hóa cho đội ngũ cán bộ gọi chung là phong trào bình dân học vụ.

Ở Thanh Hóa, Hội nghị toàn tỉnh bàn về công tác xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa cho Nhân dân và cán bộ được tổ chức. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban hành chính (UBHC) Ngô Thuyền đã đến huấn thị. Các đại biểu dự hội nghị vô cùng phấn khởi và nêu quyết tâm thực hiện tốt lời huấn thị của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBHC tỉnh. Huyện Vĩnh Lộc có xã Vĩnh Khang là đơn vị tiêu biểu trong phong trào thanh toán nạn mù chữ thời kỳ 1945-1946 nên được cử đại biểu đi dự hội nghị này. Sau hội nghị, Huyện ủy, UBHC huyện Vĩnh Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã tiến hành phong trào xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa ở địa phương.

Cấp ủy đảng và chính quyền xã Vĩnh Khang lúc bấy giờ rất quan tâm đến phong trào bình dân học vụ. Trước hết, xã thành lập Ban bình dân học vụ do ông Mai Văn Chẩn làm Trưởng ban. Ban bình dân học vụ xã tuyên truyền, vận động tất cả những người chưa biết chữ đều đến lớp học tập. Các lớp học được đặt ở đình, nghè, nhà dân. Xã có các lớp xóa mù chữ cho trẻ em, người lớn, cho giới nông dân, cho giới phụ nữ... Với khẩu hiệu “Mỗi người biết chữ là một giáo viên bình dân học vụ”. Lấy thanh niên làm đầu tàu gương mẫu hoàn thành xóa nạn mù chữ trước. Những cụ ông, cụ bà ở xã như cụ Xuân, cụ Đãi, cụ Lắm... đã đến từng nhà để vận động người đi học.

Ông Mai Văn Chẩn, Trưởng Ban bình dân học vụ xã có nhiều sáng kiến được Nhân dân ủng hộ và giúp đỡ. Ông đã cho làm những chiếc bảng gỗ nhỏ ghi tên gia đình đã thanh toán nạn mù chữ treo ngoài cổng. Trong xóm tuần này có 10 đến 15 hộ được treo bảng, vài tuần sau xóm lại có thêm 20 - 30 hộ được treo bảng đã thanh toán nạn mù chữ. Các gia đình thấy rõ lợi ích của xóa mù chữ là đem vinh quang cho gia đình. Chính vì vậy mà các thành viên trong gia đình nhắc nhau, động viên nhau đi học.

Đội ngũ giáo viên xóa mù chữ những năm 1955-1956 ở xã Vĩnh Khang là một đội ngũ mạnh và nhiệt huyết, say mê công việc đó là: Mai Ngọc Thạch, Trịnh Đình Dậu, Mai Văn Liếu, Mai Đăng Ấn, Nguyễn Quang Thái, Trịnh Văn Lắm, Trịnh Thị Minh...

Phong trào bình dân học vụ của xã Vĩnh Khang phát triển mạnh mẽ, đạt kết quả cao. Lúc bấy giờ Vĩnh Khang có gần 2.000 nhân khẩu, trong 2 năm 1955-1956 xã Vĩnh Khang đã xóa mù chữ cho 545 người. Năm 1956, Vĩnh Khang được công nhận là “Lá cờ đầu thanh toán nạn mù chữ” toàn miền Bắc. Ngày 21/12/1956, Nhân dân xã Vĩnh Khang được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen và năm 1957, xã Vĩnh Khang được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; ông Mai Văn Chẩn được bầu là chiến sĩ diệt dốt, được nhận Huy hiệu Bác Hồ.

Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào xã Vĩnh Khang, Người viết: “Tôi rất vui lòng được báo cáo nhiều nơi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ. Nông thôn cả nước thì Vĩnh Khang là xã dẫn đầu trong thành tích thoát nạn mù chữ. Tôi thay mặt Đảng và Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi đồng bào và cán bộ, đồng thời khuyên đồng bào và cán bộ tiếp tục cố gắng học thêm mãi để tiến bộ mãi...”. Cuối thư Người căn dặn: “Thanh toán nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa của Nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của Nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...”.

Với thành tích dẫn đầu về công tác bình dân học vụ trong những năm đầu hòa bình lặp lại trên miền Bắc, khi Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa lần hai, Bác lại khen xã Vĩnh Khang làm bình dân học vụ có kết quả tốt. Trong bài nói chuyện của Bác với các đại biểu Nhân dân Thanh Hóa ngày 13/6/1957, Bác nói: “Về văn hóa, bước đầu là bình dân học vụ, đồng bào Thanh Hóa cố gắng có kết quả tốt, ví dụ như xã Vĩnh Khang đã xóa xong nạn mù chữ được Chính phủ khen thưởng...".

Thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ và Nhân dân xã Vĩnh Khang hôm nay luôn quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong xã có trường mầm non, tiểu học và THCS. Các em đến tuổi đều được đến trường học tập. Nhờ phát triển giáo dục mà dân trí được nâng lên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân Vĩnh Khang phát triển kinh tế góp phần xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Thực hiện chủ trương của Đảng đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, là địa phương có phong trào xây dựng tổ đổi công khá và hoạt động có nền nếp, tháng 5/1958, Vĩnh Khang là đơn vị đầu tiên của huyện Vĩnh Lộc xây dựng HTX nông nghiệp, nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Khang là một trong những đơn vị dẫn đầu của huyện về phong trào tòng quân, phong trào chăn nuôi lợn giỏi bán nhiều thực phẩm cho Nhà nước. Năm 1971, Vĩnh Khang được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì về thành tích tòng quân chi viện.

Trong những năm đổi mới, xã Vĩnh Khang cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Năm 2019, Vĩnh Khang đạt xã chuẩn NTM. Sau khi sáp nhập Vĩnh Khang và Vĩnh Ninh thành xã Ninh Khang, năm 2021 xã Ninh Khang đã đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Tự hào là địa phương đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen, Đảng bộ và Nhân dân xã Ninh Khang đang tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ra sức phấn đấu xây dựng xã sớm trở thành xã NTM kiểu mẫu.

Lê Khắc Tuế (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]