Tưng bừng Lễ hội Mường Đòn
Sáng 8-2 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), tại xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đã khai mạc Lễ hội Mường Đòn, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách thập phương về tham dự.
Các đại biểu và đông đảo Nhân dân, du khách tham dự khai mạc Lễ hội Mường Đòn
Lễ hội Mường Đòn diễn ra vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao khai ấp, lập mường của ông Vũ Duy Dương và em gái Vũ Thị Cao, quê ở làng Yên Mạc, Yên Mô (Ninh Bình). Theo các sắc phong còn lưu giữ tại đình Mường Đòn, thì ông Vũ Duy Dương là Tổng trấn giữ vùng đất phía Tây Thanh Hóa. Ông là một võ tướng có công phò Lê diệt Mạc cùng với 10 bộ tướng của mình lập được nhiều công trạng. Trong một trận giao tranh ác liệt với binh tướng nhà Mạc, ông bị chém giữa đám hỗn quân, mặc dù đầu lìa khỏi cổ, nhưng thân vẫn trên mình ngựa chạy về đến đất Mường Đòn. Tưởng nhớ công lao to lớn giữ đất, giữ mường của ông, Vua Lê Trang tông ban cho sắc phong “Bạch Mã linh lang Thượng đẳng thần”, được dân làng lập đền thờ tôn ngài là Thành hoàng làng của Mường Đòn.
Bà Vũ Thị Cao khi biết anh trai mình dựng binh phò Lê diệt Mạc ở vùng núi xứ Thanh đã khăn gói từ đất Yên Mạc vào Thanh Hóa. Vào đến nơi, biết tin anh trai hy sinh, bà đã ở lại hương khói cho anh, cùng bà con giết giặc, xây dựng bản mường cho đến lúc mất. Bà được truy phong tước danh “Quế Hoa Nương vô phu quân thường tòng huynh binh tặc” và được Nhân dân lập đền thờ cúng tại thôn Vân Phong, gọi là đền Bà.
Đại diện Ban Tổ chức Lễ hội Mường Đòn phát biểu khai mạc và đánh trống khai hội.
Nghi thức rước kiệu là một trong những hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Đòn.
Kiệu Ông, kiệu Bà được rước từ Đình Mường Đòn về đền Ông, đền Bà thực hiện tế lễ.
Nghi thức cúng tế trong lễ hội.
Các hoạt động thể thao như bóng chuyền...
... đánh mảng được diễn ra trong khuôn khổ lễ hội.
Lễ hội Mường Đòn diễn ra các hoạt động chính như lễ rước sắc, rước kiệu từ đình Mường Đòn ra đền Ông, đền Bà và từ đền về đình. Bắt đầu từ ngày 14 tháng Giêng các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian đã diễn ra sôi nổi như đánh mảng, đánh cù, bóng chuyền... cho đến ngày chính hội. Chương trình biểu diễn văn nghệ hát giao duyên, hát tuồng cổ, hát mường, hát xường... diễn ra mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.
Được biết, năm 2022, lễ hội Mường Đòn là 1 trong 5 lễ hội của cả nước được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.
Ngọc Huấn
{name} - {time}
- 2023-03-28 11:17:00
Khu Du lịch Pù Luông “cháy” phòng dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
- 2023-03-28 09:58:00
Tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 6 tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng năm 2023
- 2023-02-08 10:18:00
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết: “Không phải cứ ngồi vào bàn ghế mạ vàng là có sao Michelin”
Khu tham quan điện mặt trời An Hảo sau Tết có gì đẹp?
Xây dựng đời sống văn hóa tại Thiệu Hóa: Nhìn từ những gương điển hình
Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXI tại Thanh Hóa: “Nhịp điệu mới - Văn học nghệ thuật Thanh Hóa đồng hành cùng quê hương, đất nước”
Công bố và giới thiệu 2 tác phẩm âm nhạc của Lê Huy Tưởng
[Radio] - Truyện ngắn: Miền tam giác mạch
Rực rỡ những sắc phục truyền thống ngày xuân
“Nhịp điệu mới” của thơ
Lễ hội dâng trâu tế trời của đồng bào Thái bản mường Chiềng Vạn
Ngày xuân nói chuyện trầu cau