(Baothanhhoa.vn) - Để văn hóa là nguồn lực nội sinh cho quá trình phát triển của đất nước không chỉ cần phải thay đổi tư duy văn hóa, mà còn phải thay đổi con người làm văn hóa.

Tiếp mạch nguồn

Để văn hóa là nguồn lực nội sinh cho quá trình phát triển của đất nước không chỉ cần phải thay đổi tư duy văn hóa, mà còn phải thay đổi con người làm văn hóa.

Tiếp mạch nguồn

Ảnh minh họa.

Từ rất sớm, trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 Đảng ta đã khẳng định văn hóa là 1 trong 3 mặt trận, gồm chính trị - kinh tế - văn hóa.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước một lần nữa khẳng định và làm rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Còn tại Đại hội XIII, Đảng ta đã xác định chiến lược phát triển đất nước, nhấn mạnh: Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng - an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Tuy nhiên, do tác động từ mặt trái của sự phát triển, hội nhập, trong những năm qua đã làm cho đạo đức, văn hóa ít nhiều xuống cấp. Ở một số nơi, trong một số thời điểm, văn hóa còn bị xem nhẹ. Có những địa phương quá chú trọng phát triển kinh tế mà để hổng mặt trận văn hóa, gây ra hệ lụy lớn. Chấn hưng văn hóa để thúc đẩy đất nước phát triển mạnh mẽ hơn là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 24-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải khắc phục tư tưởng “duy kinh tế”, chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa.

Theo Tổng Bí thư, phải quán triệt nghiêm túc quan điểm “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Chiến lược phát triển tổng thể đất nước trong đó có văn hóa mà Đảng ta đề ra tại Đại hội XIII là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt. Trong văn hóa phải xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Khắc phục tình trạng chắp vá, tùy tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa.

Đây là việc làm rất quan trọng, bởi cán bộ là gốc của mọi công việc. Muốn chấn hưng văn hóa phải có cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa giỏi, tâm huyết, am hiểu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, có tầm nhìn sâu rộng, khả năng vận động và thuyết phục Nhân dân tham gia vào xây dựng và phát triển văn hóa. Mà muốn thế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ văn hóa phải được đặc biệt quan tâm.

Thanh Hóa là tỉnh có truyền thống lịch sử, văn hóa. Tiếp thu chỉ đạo của Tổng Bí thư về tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đã đề nghị cán bộ dự hội nghị tại các điểm cầu trong tỉnh phải quán triệt sâu sắc tinh thần hội nghị, nhất là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư. Sau hội nghị, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phải đưa văn hóa lên tầm cao hơn, xây dựng văn hóa trong cả hệ thống chính trị để tạo động lực, niềm tin, lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần này được ví như “Hội nghị Diên Hồng” trong lĩnh vực văn hóa. Nhiều người chờ đợi sau hội nghị, văn hóa sẽ tiếp mạch nguồn, “soi đường cho quốc dân đi”.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]