(Baothanhhoa.vn) - Theo các cụ cao niên người Mường, người Thái kể lại, xa xưa người dân thường phải đi rừng, đi nương từ sáng sớm để lao động sản xuất, tìm kiếm thức ăn, cách nơi ở cả chục cây số. Việc đi lại không thuận tiện, bà con phải ở trong rừng chiều tối mới về nhà, thậm chí có hôm phải ngủ lại trong rừng. Do không thể mang theo những vật dụng nấu ăn, thực phẩm, gia vị nấu ăn, đồng bào các dân tộc Mường, Thái đã sáng tạo ra việc dùng ống luồng, ống nứa, cho gạo vào trong đem nướng trên lửa đến khi gạo trong ống chín thành cơm. Khi ăn, cơm có vị ngọt, bùi cùng mùi thơm của ống luồng, ống nứa nên người dân gọi là cơm lam.

Gìn giữ và phát huy văn hóa ẩm thực

Theo các cụ cao niên người Mường, người Thái kể lại, xa xưa người dân thường phải đi rừng, đi nương từ sáng sớm để lao động sản xuất, tìm kiếm thức ăn, cách nơi ở cả chục cây số. Việc đi lại không thuận tiện, bà con phải ở trong rừng chiều tối mới về nhà, thậm chí có hôm phải ngủ lại trong rừng. Do không thể mang theo những vật dụng nấu ăn, thực phẩm, gia vị nấu ăn, đồng bào các dân tộc Mường, Thái đã sáng tạo ra việc dùng ống luồng, ống nứa, cho gạo vào trong đem nướng trên lửa đến khi gạo trong ống chín thành cơm. Khi ăn, cơm có vị ngọt, bùi cùng mùi thơm của ống luồng, ống nứa nên người dân gọi là cơm lam.

Gìn giữ và phát huy văn hóa ẩm thực

Cơm lam được bày bán tại các khu du lịch cộng đồng huyện Bá Thước.

Ngày nay, cuộc sống của đồng bào Mường, Thái ở miền Tây xứ Thanh đã có nhiều đổi thay, nhưng món cơm lam vẫn được đồng bào gìn giữ và phát huy. Cơm lam không chỉ biết đến như một món ăn dân tộc, được các gia đình làm trong các dịp lễ tết, tiếp khách, mà còn được làm để mang đi giới thiệu, trưng bày ở các hội chợ, lễ hội lớn của tỉnh, huyện. Đặc biệt cơm lam trở thành món ăn đặc sản, món quà hấp dẫn chứa đựng văn hóa, tình cảm của đồng bào các dân tộc Mường, Thái dành cho du khách tới miền núi tham quan, trải nghiệm.

Để gìn giữ, phát huy văn hóa ẩm thực nói chung và món cơm lam nói riêng, nhiều huyện miền núi đã chỉ đạo ngành giáo dục hướng dẫn các nhà trường lồng ghép, tích hợp việc giữ gìn và phát triển ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong các bài giảng của bộ môn khoa học xã hội và các hoạt động ngoại khóa. Nhận thức được trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, các trường học trên địa bàn các huyện miền núi, đặc biệt là các trường dân tộc nội trú huyện đã tổ chức các hội thi, hội diễn truyền thống, trong đó có hoạt động thi nấu cơm lam giúp học sinh hiểu thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc mình. Bên cạnh đó, nhiều huyện miền núi còn chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống, hội thi nấu các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại huyện Bá Thước, cơm lam không chỉ là món ăn dân tộc, được các gia đình người Mường, Thái làm để tiếp khách đến chơi nhà, hay các dịp lễ tết mà trở thành đặc sản mang tính hàng hóa, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở các khu du lịch cộng đồng. Anh Hà Văn Thược, chủ homestay tại thôn Đôn, xã Thành Lâm, cho biết: “Món cơm lam được rất nhiều du khách chọn lựa để thưởng thức và mua làm quà. Để đáp ứng được nhu cầu của du khách, gia đình tôi phải đặt các hộ trong thôn làm. Nhờ nghề làm cơm lam nhiều hộ dân trong thôn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống”.

Ông Trương Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bá Thước cho biết: “Trải qua thời gian, các giá trị về văn hóa ẩm thực nói chung và món cơm lam nói riêng luôn được đồng bào các dân tộc Mường, Thái trên địa bàn huyện gìn giữ và phát huy. Hiện nay, nhiều hộ dân không chỉ làm cơm lam phục vụ cho gia đình trong những ngày lễ, tết mà còn để phục vụ khách du lịch tại các khu du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập”.

Thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa ẩm thực gắn với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời quảng bá rộng rãi văn hóa ẩm thực miền Tây xứ Thanh đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Bài và ảnh: Hải Anh


Bài và ảnh: Hải Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]