(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, đánh vào lòng tham, nhiều đối tượng ở Thanh Hóa đã giả danh nhân viên, lãnh đạo công ty xổ số lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo

Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo

Lực lượng công an bắt giữ đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội.

Thời gian qua, đánh vào lòng tham, nhiều đối tượng ở Thanh Hóa đã giả danh nhân viên, lãnh đạo công ty xổ số lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Anh Chu Kim Hậu, ở xã Thọ Phú (Triệu Sơn) là một trong những nạn nhân của các đối tượng giả danh cán bộ, nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Mặc dù không quen biết, nhưng vì hám lợi, chỉ sau vài cuộc điện thoại từ số sim rác cùng với lời hứa hẹn đường mật, anh Hậu đã bị các đối tượng rủ rê tham gia vào đường dây lô đề và chuyển vào tài khoản của chúng số tiền lên tới hơn 1,4 tỷ đồng. Chỉ sau khi chuyển tiền và không nhận được bất cứ thông tin hồi âm nào của các đối tượng, anh Hậu mới vỡ nhẽ và trình báo lên cơ quan công an. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh đã nhanh chóng vào cuộc, điều tra xác minh. Chỉ trong thời gian ngắn, các đối tượng chuyên lừa đảo bằng thủ đoạn nêu trên đã phải lộ diện, đó là Lê Văn Dinh và Đặng Thanh Tuấn đều sinh năm 1985, ở TP Cần Thơ. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, 2 đối tượng này đã thường xuyên lên mạng Internet tìm kiếm thông tin cá nhân, số điện thoại của các bị hại sau đó sử dụng sim rác gọi vào các số máy đó. Ban đầu các đối tượng vờ như là người quen rồi hỏi thăm sức khỏe, tình hình công việc, tự giới thiệu hiện đang công tác ở Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô, đồng thời có người quen là tổng giám đốc của Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô nhằm lấy niềm tin của những người nhẹ dạ lại mong muốn làm giàu nhanh chóng. Sau khi tạo được niềm tin của bị hại, các đối tượng giới thiệu hiện đang được giao nhiệm vụ triệt xóa các đối tượng thư ký ghi lô đề, đầu nậu tại các địa phương nhằm mục đích lấy nguồn thu để gây quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt, quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, quỹ tấm lòng vàng. Nếu các bị hại muốn tham gia sẽ được giới thiệu và khi đã là thành viên sẽ được báo cho các số lô, số đề trúng thưởng. Khi bị hại đồng ý, bọn chúng sẽ cho số bất kỳ, nếu nạn nhân nào tình cờ trúng thưởng thì phải chuyển 10% số tiền trúng thưởng vào tài khoản ATM của Dinh và Tuấn.

Qua mạng Internet, anh Nguyễn Văn Tùng, ở xã Thiệu Vân (TP Thanh Hóa) quen biết đối tượng Trần Anh Tuấn. Biết anh Tùng đang cần mua xe máy Yamaha Exciter, Tuấn cho biết có người anh họ đang cần bán một chiếc xe nhãn hiệu này vẫn còn khá mới, giá lại rẻ nên anh Tùng đã đồng ý. Tuy nhiên, do người bán ở Hà Nội nên Tuấn đề nghị anh Tùng gửi số tiền 10 triệu đồng (tiền đặt cọc) vào tài khoản cho anh họ của Tuấn trước, sau đó sẽ chuyển xe về ngay. Vì cả tin, anh Tùng đã thực hiện việc chuyển tiền, 4 ngày sau anh Tùng vẫn chưa nhận được xe. Lo lắng, anh Tùng liên lạc với Tuấn nhưng các số điện thoại đã “ngoài vùng phủ sóng”...

Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh cho biết: Thực trạng tội phạm lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng tăng về số lượng và có tính phức tạp. Hiện nay chiêu trò và thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, cách thức lừa đảo cũng rất đa dạng như: thiết lập hệ thống đường link thanh toán công nghệ cao, giả mua hàng rồi chiếm đoạt tiền của người bán thông qua hình thức mua hàng online; giả danh nhân viên, lãnh đạo công ty xổ số lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân; hoạt động kinh doanh ngoại hối, giao dịch ngoại hối (Forex), kinh doanh vàng; thủ đoạn lừa đảo chuyển quà từ nước ngoài về... Trước tình hình trên, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo, Công an tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi để Nhân dân hiểu biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm này nhằm nâng cao ý thức tự phòng ngừa, phát hiện, tham gia tố giác tội phạm. Tiến hành rà soát, dựng danh sách các đối tượng nghi vấn để theo dõi, quản lý; điều tra, xử lý nghiêm những vụ xảy ra để tạo tính răn đe. Đồng thời, phối hợp với công an các địa phương trong việc trao đổi thông tin về các vụ án, vụ việc và đường dây, đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội lừa đảo... Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người nhẹ dạ, cả tin, lơ là mất cảnh giác để rồi trở thành nạn nhân, điều này đã và đang gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xử lý.

Thiết nghĩ, để tránh sập bẫy lừa đảo qua mạng xã hội, mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác và tích cực tố giác đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Lực lượng công an cần phối hợp với các đơn vị có liên quan trong điều tra, xác minh tội phạm. Làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản để nắm, rà soát, dựng danh sách các đối tượng hiềm nghi có khả năng, điều kiện, biểu hiện hoạt động phạm tội này để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh xử lý. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm liên quan đến đối tượng có thủ đoạn hoạt động tương tự. Đồng thời, phối hợp với công an các địa phương trong việc trao đổi thông tin về các vụ án, vụ việc và đường dây, đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội lừa đảo phương thức, thủ đoạn nêu trên.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Nguyễn thị Thúy - 21:55 02/12/20

 Trả lời

Làm thế nào để liên hệ đc với bên công an mạng để trình báo. Mình bị lừa vì ko có việc làm nó bảo tải app về mỗi ngày mua 60 đơn hàng cho nó thì có tiền về tk. Sau đó nó bảo phải nạp tiền vào thì mới mở đc khóa các sản phẩm. Thế là nhiều lần nạp, giờ vẫn còn số tk của nó mà ko biết cách báo công an mạng để truy tìm.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]