Nỗi sợ hãi mơ hồ khi làm phim về đề tài lịch sử ở Việt Nam
Khán giả Việt Nam luôn mong muốn có những phim xứng tầm với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, nhưng dường như xã hội đang có những đòi hỏi chưa chính đáng đối với người làm phim.
Ngày 9/11 trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF), đã diễn ra hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học.”
Trong số này, việc làm phim về sự kiện có thật trong lịch sử được quan tâm hơn cả. Để bóc tách nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết, các nhà quản lý, người làm phim/sản xuất phim và đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã cùng góp ý kiến trong hội thảo.
“Chúng ta sợ hãi trí tưởng tượng”
Có mặt tại hội thảo, Chủ tịch Hội Nhà văn - ông Nguyễn Quang Thiều chỉ ra người làm phim Việt có một “nỗi sợ mơ hồ” hay “sợ hãi trí tưởng tượng” khi phải đưa ra chi tiết sáng tạo, hư cấu vào phim lấy đề tài lịch sử (bất kể thể loại dã sử, huyền sử hay chính sử).
Nỗi sợ này đến từ những phản ứng tiêu cực của dư luận, mà những lùm xùm xung quanh phim “Đất rừng phương Nam” vừa qua là một ví dụ điển hình. Trước những tranh cãi về phim, Cục Điện ảnh đã khẳng định phim không vi phạm các điều cấm trong Luật Điện ảnh, đoàn phim và hội đồng thẩm định đều không có lỗi.
Cục trưởng Cục Điện ảnh ông Vi Kiến Thành còn khẳng định: Phim không đề cao một hội nhóm nào, mà chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân Nam Bộ khi đó - bao gồm người Việt, người Hoa và người Khmer.
Tuy nhiên trên mạng xã hội vẫn có một bộ phận dư luận không ngừng chĩa mũi tấn công vào tác phẩm và đoàn phim một cách vô căn cứ, đến mức trong lần báo cáo thứ 3 của Cục Điện ảnh trước Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, ông Thành còn tự đề xuất cách chức mình nếu cần thiết cho việc xử lý khủng hoảng truyền thông.
Theo nhà báo, nhà biên kịch Bình Bồng Bột (Trần Minh) trong bài viết “Thánh nhân và cái nhân của thánh” (đăng ngày 12/2/2024), người làm phim còn thường xuyên “tự kiểm duyệt” chính mình trước các yếu tố khách quan như kinh phí quá lớn, những nhạy cảm về chính trị và hệ thống kiểm duyệt vẫn còn nhiều định tính và quá ít định lượng.
Bản lĩnh của người làm sáng tạo
Dư luận sôi nổi cũng cho thấy mối quan tâm và nhu cầu lớn của khán giả Việt Nam đối với thể loại phim này. Cũng từ đây vai trò của người làm phim là rất cần thiết, song song với đó là bản lĩnh của người sáng tạo nói riêng và người sáng tạo nói chung.
Trong một cuộc phỏng vấn mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thực hiện 30 năm trước, ông hỏi các học sinh trung học câu “Bạn thích Quan Vân Trường hay thích Quang Trung?” và hầu hết đều trả lời thích Quan Vân Trường chứ không phải Quang Trung.
"Quang Trung có kém Quan Vân Trường không? Không. Nhưng các nhà văn và nhà làm phim của Trung Quốc chắc chắn giỏi hơn của Việt Nam” - ông Thiều nhận xét khi nói về sức ảnh hưởng của nghệ thuật đối với việc quảng bá văn hóa, lịch sử của một đất nước.
Từ góc độ nhà làm phim, đạo diễn Charlie Nguyễn cho rằng khán giả cần nắm rõ 2 loại "sự thật." Một là sự thật thực tế về nhân vật lịch sử được nói đến, nơi chốn, thời điểm và sự việc... đây là những câu chuyện đã được ghi lại trong chính sử và không thể chối cãi. Hai là “sự thật về tinh thần,” là hành trình về tâm lý, những đấu tranh nội tâm diễn ra bên trong nhân vật.
“Đây là những thứ không có trong lịch sử và là trách nhiệm của người làm phim trong việc cài cắm những ý nghĩa và thông điệp, kết nối với cảm xúc của khán giả và chứng minh họ cũng chỉ là con người,” đạo diễn Charlie Nguyễn phân tích.
Thừa nhận sự hỗ trợ ủng hộ từ nhà nước là rất quan trọng, song Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho rằng quyết tâm của người làm sáng tác quan trọng nhất: "Đừng như con mèo muốn biến thành con hổ. Nhưng đến khi hóa hổ rồi vẫn phải sợ những con hổ khác."
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định tôn trọng lịch sử là trách nhiệm của mỗi nghệ sĩ. Vì vậy để giữ vững lập trường, bản thân người làm phim phải trang bị một lượng thông tin kiến thức dày dặn và đúng đắn về nhân vật/sự kiện lịch sử được nói đến.
Cần làm gì đối với dư luận xấu?
Hiện nay, mạng xã hội đang giống như một cái loa giúp “phóng đại” dư luận tiêu cực, trong đó bao gồm bình luận cực đoan, vô căn cứ, nhiều người dùng không chịu trách nhiệm với ý kiến của mình. Vì vậy có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí vi phạm các nguyên tắc đạo đức xã hội và nguyên tắc đạo đức trong việc dùng mạng xã hội.
Về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề xuất các cơ quan quản lý cũng như chính người dùng mạng xã hội thực hiện tốt những nội dung đã ban hành thời gian qua, như bộ quy tắc đạo đức đối với người dùng mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra; tự nâng cao nhận thức; dùng áp lực của chính dư luận xã hội để chống lại những ý kiến tiêu cực; không mang tính xây dựng, đưa ra thông tin có căn cứ, cơ sở, để bác bỏ các tin giả và áp dụng chế tài xử phạt thông qua các hệ thống luật pháp, quy định, phản bác thông tin sai lệch.../.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-28 19:25:00
Năm thành công của Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh
-
2025-01-28 19:21:00
Bá Thước - Tâm thế mới, khát vọng mới
-
2024-11-10 14:16:00
Thọ Tiến nâng cao chất lượng đời sống văn hóa
Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
[Podcast] Truyện ngắn: Điều còn mãi
Cẩm Thành gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Mường
Chill cảnh bên hồ Vua Lê
[E-Magazine] – Ký ức mùi khói
Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng
Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số
Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
[Podcast] - Tản văn: Mùa mè chín đánh đu trên lưng gió