(Baothanhhoa.vn) - Hàng xóm vừa ra khỏi nhà thì một hàng xóm khác hỏi sao đi làm muộn thế? Hàng xóm nhanh miệng trả lời: Lương tháng này lấy rồi, đi làm sớm hay muộn cũng có được lấy thêm đâu bác. Nghe xong, tôi cứ nghĩ là câu nói đùa, cho đến tận hôm mấy anh em trong phố ngồi trà lá, hàng xóm mới trải lòng lý do anh thường đi làm muộn.

Một kiểu ngụy biện!

Hàng xóm vừa ra khỏi nhà thì một hàng xóm khác hỏi sao đi làm muộn thế? Hàng xóm nhanh miệng trả lời: Lương tháng này lấy rồi, đi làm sớm hay muộn cũng có được lấy thêm đâu bác. Nghe xong, tôi cứ nghĩ là câu nói đùa, cho đến tận hôm mấy anh em trong phố ngồi trà lá, hàng xóm mới trải lòng lý do anh thường đi làm muộn.

Một kiểu ngụy biện!

Từ khi đọc báo thấy nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật do tham mưu và trực tiếp giải quyết sai một số việc liên quan đến chế độ, chính sách, dự án, giải phóng mặt bằng... anh tỏ ra e dè trong xử lý công việc. Nhiều khi anh giả vờ cáo bệnh, hôm thì kiếm cớ đi muộn. Không phải anh muốn khó dễ gì, mà cốt để có thời gian lắng nghe kỹ hơn trước khi tham mưu giải quyết. Không phải mình anh như thế, trong đơn vị có người cũng vừa nghe ngóng vừa làm việc.

Chuyện của hàng xóm cũng là câu chuyện xã hội đang bàn tán nhiều gần đây. Tình trạng cán bộ ở một số cơ quan đủng đỉnh trong thi hành công vụ cũng đã được Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đưa ra nhắc nhở và yêu cầu chấn chỉnh tại một số phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh trong năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng thẳng thắn tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 13-9 rằng: “Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”. Thủ tướng nói như thế sau khi có nhiều cán bộ bị xử lý liên quan đến sai phạm trong phòng, chống dịch, nhiều người lo lắng không dám làm, khiến việc bị ách tắc. Thông điệp này cũng từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra tại một hội nghị của Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Điều đó thể hiện quan điểm và quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta muốn nâng tầm trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là người đứng đầu. Trong khi những người có trách nhiệm quan tâm, lo lắng, sốt sắng, nhưng vì lo thủ thế, một bộ phận cán bộ lại có thái độ vừa làm việc vừa nghe ngóng...

Việc có nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật là do bản thân họ đã bất chấp, cố tình vi phạm quy định pháp luật nhằm vụ lợi cá nhân. Trong đó có cả những người bàng quan, vô trách nhiệm trong quản lý, giám sát gây hậu quả nghiêm trọng; một số cán bộ vì non kém về trình độ dẫn đến làm sai. Những cán bộ khác không nên vơ vào, lo lắng quá mức mà làm giảm chất lượng, bê trễ tiến độ công việc. Đảng ta đã có chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì quyền lợi chung. Pháp luật của Nhà nước cũng từng bước hoàn thiện, đồng bộ, hạn chế đến mức thấp nhất những khiếm khuyết trong quản lý xã hội. Đội ngũ cán bộ các cấp được đào tạo bài bản, có kỹ năng, trình độ. Vậy nên cán bộ phải không ngừng học tập, tìm hiểu, nâng cao kiến thức ở lĩnh vực mình được giao phụ trách để làm đúng, phát huy hết khả năng, năng lực trong thực thi công vụ. Tiền lương của cán bộ là từ tiền thuế của Nhân dân, đừng để những người đóng thuế phải thất vọng. Mọi sự biện minh cho tình trạng bê trễ nếu không có lý do xác đáng, cũng chỉ là ngụy biện mà thôi.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]