(Baothanhhoa.vn) - Xác định việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến là “chìa khóa” quan trọng góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những năm qua, huyện Hoằng Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác này.      

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong xử lý rác ở huyện Hoằng Hóa

Xác định việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến là “chìa khóa” quan trọng góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những năm qua, huyện Hoằng Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác này.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong xử lý rác ở huyện Hoằng HóaNhà máy xử lý rác tại xã Hoằng Trường.

Huyện Hoằng Hóa hiện có dân số khoảng 236.694 người. Lượng rác thải rắn từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân thải ra môi trường khoảng 94,7 tấn/ngày, đêm. Bởi vậy, để giải quyết bài toán rác thải bên cạnh việc chỉ đạo các xã, thị trấn có phương án xử lý, ký kết hợp đồng với đơn vị, doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, huyện đã triển khai xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón vi sinh quy mô hộ gia đình, nhờ đó nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt, người dân đã phân loại, tận dụng những rác thải thuộc nhóm hữu cơ để làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ... từ đó lượng thu gom cũng giảm đi nhiều. Tính trung bình công tác thu gom để đem đi xử lý rác tại các xã, thị trấn khoảng 65,6 tấn/ngày, đêm. Trong đó, tỷ lệ chất thải được xử lý bằng công nghệ đốt chiếm 61%, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp chiếm 39%.

Ngoài ra, với các chính sách hỗ trợ và tạo môi trường đầu tư thông thoáng như hỗ trợ thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế, phí... cho các doanh nghiệp, nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã thu hút được một số doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, tái chế rác thải... Điển hình, như nhà máy xử lý rác sinh hoạt xã Hoằng Trường; dự án tăng cường năng lực dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại bãi chôn lấp rác thải Bút Sơn (đặt tại xã Hoằng Đức)... Hiện nhà máy xử lý rác sinh hoạt xã Hoằng Trường đang hoạt động với 1 lò đốt rác BD Anpha công suất 14 tấn/ngày, đêm; 1 dây chuyền phân loại rác. Nhà máy thu gom xử lý rác thải cho 4 xã Hoằng Thanh, Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến và Khu Du lịch Hải Tiến.

Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp bãi chôn lấp rác thải Bút Sơn (đặt tại xã Hoằng Đức) đi vào hoạt động từ tháng 1-2015, với quy mô, công suất xử lý chất thải rắn 15 tấn/ngày; diện tích mặt đất sử dụng là 6.586,4m2; với tổng vốn đầu tư trên 14 tỷ đồng. Được biết, dự án do Công ty CP Thương mại và Đầu tư công nghệ Ecotech Việt Nam xây dựng hoàn thiện với 13 hạng mục công trình, sau đó bàn giao cho Công ty TNHH Ecotech Thanh Hóa quản lý sử dụng.

Phải khẳng định rằng, việc ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển và đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, bất cập, đó là: việc đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung đòi hỏi nguồn vốn cao; việc lựa chọn địa điểm, vị trí xử lý rác, tuyến đường thu gom, vận chuyển phải tương đối biệt lập nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các cụm dân cư; phương tiện thu gom rác chưa được đầu tư thỏa đáng, trong khi nhu cầu xử lý rác ngày càng cao... Thời gian tới, để việc xử lý rác thải rắn, đặc biệt là rác thải rắn sinh hoạt, mang tính bền vững, huyện tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư công nghệ xử lý rác hiện đại với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hấp dẫn. Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 8-5-2020 về việc phê duyệt phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Hoằng Hóa đang kêu gọi đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung tại xã Hoằng Xuân với mục tiêu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện với công suất xử lý 200 tấn/ngày giai đoạn 2020-2025 và 500 tấn/ngày, đêm, giai đoạn đến 2050.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]