(Baothanhhoa.vn) - Với 3 cửa khẩu đất liền là Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), Cửa khẩu Tén Tằn (Mường Lát) và Cửa khẩu phụ Khẹo (Thường Xuân), tỉnh Thanh Hóa được xác định là có tiềm năng để phát triển thương mại biên giới. Vì vậy, thời gian qua, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các huyện có cửa khẩu đã và đang triển khai các giải pháp hiệu quả, phù hợp để phát huy thế mạnh này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy phát triển thương mại biên giới

Với 3 cửa khẩu đất liền là Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), Cửa khẩu Tén Tằn (Mường Lát) và Cửa khẩu phụ Khẹo (Thường Xuân), tỉnh Thanh Hóa được xác định là có tiềm năng để phát triển thương mại biên giới. Vì vậy, thời gian qua, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các huyện có cửa khẩu đã và đang triển khai các giải pháp hiệu quả, phù hợp để phát huy thế mạnh này.

Thúc đẩy phát triển thương mại biên giới

Hoạt động mua bán giao thương tại chợ Na Mèo (Quan Sơn) (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021).

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo kết nối giao thương với huyện Nậm Xôi, tỉnh Hủa Phăn (Lào), được đánh giá là khu vực biên giới có hoạt động thương mại sầm uất. Hiện nay, các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã được tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi về thủ tục hải quan. Một số tuyến đường khu vực biên giới đã được đầu tư, cải tạo từ nguồn ngân sách Nhà nước, như: Đường tuần tra biên giới từ km 79 (Quốc lộ 217 đi bản Cha Khót - mốc quốc giới 331, huyện Quan Sơn); tuyến đường thị trấn Mường Lát - Đồn Biên phòng 483 - mốc quốc giới G3, thúc đẩy giao thương hàng hóa thuận tiện hơn. Chợ Na Mèo được xem là trung tâm giao thương của khu vực Cửa khẩu quốc tế Na Mèo. Chợ họp phiên chính vào ngày thứ 7, với nhiều mặt hàng như vải, quần áo, hàng gia dụng và nhiều mặt hàng nông sản của người dân, thương lái Lào mang sang. Theo thống kê của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Na Mèo (Quan Sơn), vào những phiên chợ chính, có khoảng 300 lượt người qua lại cửa khẩu buôn bán, kinh doanh. Với những ngày không có chợ, chỉ có khoảng 100 lượt người qua lại cửa khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh qua biên giới chủ yếu là vật liệu xây dựng, như: sắt, xi măng, gạch ceramic, thiết bị vệ sinh và máy móc, thiết bị thi công công trình; các mặt hàng nhập khẩu là gỗ, lâm sản, nông sản. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc lưu thông bị hạn chế nên hoạt động vận chuyển hàng hóa, thông thương giữa 2 địa phương Thanh Hóa - Hủa Phăn giảm 60 - 70% so với thời gian trước.

Ông Phạm Văn Chiến, Trưởng Phòng Kinh tế - hạ tầng, UBND huyện Quan Sơn, chia sẻ: hoạt động thương mại biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Na Mèo chưa tạo được đột phá là do cơ sở hạ tầng vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Năm 2018, huyện Quan Sơn đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ Cửa khẩu Na Mèo, tuy nhiên, do tính chất chợ phiên, chỉ họp 1 lần/tuần nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán, trao đổi vùng biên diễn ra trên diện rộng, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Trình độ dân cư vùng biên giới còn thấp, phát triển kinh tế theo hướng tự cung, tự cấp, sản xuất nông nghiệp quảng canh nên sản phẩm chưa có giá trị cao. Vấn đề liên kết giữa sản xuất và đầu mối tiêu thụ còn manh mún, tự phát...

Tại khu vực Cửa khẩu Tén Tằn (Mường Lát) hoạt động giao thương cũng gặp nhiều giới hạn, như: Đường biên giới dài, có nhiều đường mòn, lối mở dẫn đến việc hàng hóa buôn bán, giao thương với nước bạn Lào của dân cư vùng biên giới khó kiểm soát. Chưa xây dựng được hệ thống, cơ sở hạ tầng bến bãi phù hợp để thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa... nên hiệu quả từ hoạt động thương mại chưa cao. Thống kê của Sở Công Thương cho thấy, do tác động mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19 nên việc giao thương bị hạn chế, hoạt động xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu những tháng đầu năm 2021 không cao. 7 tháng năm 2021, lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu đã cấp 49 bộ thủ tục hành chính đối với 829,642m3 gỗ và 2.054 tấn hàng hóa. Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt khoảng 9,7 triệu USD; trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 8,5 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 1,289 triệu USD.

Để thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển, ngày 11-6-2021, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 112/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Thanh Hóa ưu tiên phát triển hạ tầng thương mại biên giới bám sát các chương trình, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi của tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo và thực hiện an sinh xã hội. Tăng cường quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn khu vực biên giới. Đồng thời, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ với phát triển các hệ thống cửa khẩu biên giới của tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn, phù hợp với các chương trình kết nối, hợp tác kinh tế, quốc phòng - an ninh giữa hai nhà nước Việt Nam - Lào và hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Cùng với đó, các sở, ngành của tỉnh đang từng bước điều chỉnh, ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng để thu hút doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, các chương trình xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm, phát triển giao thương. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm dịch thủy sản, kiểm dịch thực vật cho các trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật tại các huyện biên giới, cửa khẩu biên giới để bảo đảm hoạt động thương mại biên giới hiệu quả và thông suốt.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]