(Baothanhhoa.vn) - Những tháng cuối năm, nhu cầu về thực phẩm trong đó có thịt trâu, bò của người dân tăng mạnh. Tại một số tỉnh, thành phố, đã xuất hiện tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới vào nước ta làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Thanh Hóa chưa phát hiện tình trạng bò nhập khẩu có tồn dư chất Salbutamol

Những tháng cuối năm, nhu cầu về thực phẩm trong đó có thịt trâu, bò của người dân tăng mạnh. Tại một số tỉnh, thành phố, đã xuất hiện tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới vào nước ta làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Thanh Hóa chưa phát hiện tình trạng bò nhập khẩu có tồn dư chất Salbutamol

Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển bò tại các trạm kiểm dịch trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn Thanh Hóa, bên cạnh nguồn cung ổn định từ các trang trại, gia trại trong tỉnh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở đang mua, nhập trâu, bò thịt từ các địa phương khác, thậm chí từ nước ngoài về để giết mổ. Trước thực trạng trên, các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh đã và đang tăng cường công tác kiểm dịch, giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nói chung và đàn bò nói riêng để góp phẩn ổn định thị trường tiêu dùng dịp cuối năm.

Là một trong những đối tượng con nuôi chủ lực, hiện nay, đàn bò tỉnh Thanh Hóa đang có khoảng 270 nghìn con, sản lượng thịt bò năm 2022 đạt khoảng 22,6 nghìn tấn. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng thịt bò của người dân, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tương đối lớn nên bên cạnh nguồn cung thịt bò từ các trang trại, gia trại trong tỉnh, một số đơn vị, cơ sở đã nhập bò thịt để giết mổ và các sản phẩm bò đông lạnh. Xét về mặt tích cực, đây là hoạt động thương mại hiệu quả, làm tăng nguồn cung của tỉnh song vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của người dân.

Trước những thông tin về hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép bò nhập ngoại qua đường bộ vào một số tỉnh, thành phố phía Bắc và khu vực Bắc Trung bộ, cùng với sự xuất hiện những mẫu thịt bò có nhiễm chất salbutamol (một chất cấm trong chăn nuôi, gây nguy hại đến sức khỏe) làm người tiêu dùng hoang mang, ông Tống Văn Giáp, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, khẳng định: Trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở giết mổ thuộc các huyện Đông Sơn, Yên Định cũng nhập bò thịt từ các tỉnh và từ nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu về thịt bò của Nhân dân. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm dịch được lực lượng chức năng các cấp thực hiện hiệu quả. Trong đó, tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng thành lập các tổ công tác, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các xe chở gia súc, nhất là bò đi qua địa bàn tỉnh tại các trạm kiểm dịch động vật trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn và huyện Thạch Thành. Tại các chốt kiểm soát, lực lượng cán bộ kiểm dịch được phân công trực 24/24h, thực hiện phun tiêu độc, khử trùng, kiểm tra các điều kiện lưu thông theo quy định của Luật Thú y. Đồng thời, tổ chức cho các cơ sở giết mổ, sơ chế, buôn bán thịt bò ký cam kết bảo đảm vệ sinh dịch tễ và vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết không bỏ sót trường hợp vi phạm quy định...

Được biết, 11 tháng năm 2022, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm dịch được 87.885 con trâu bò, 127,22 tấn thịt trâu, bò được vận chuyển, lưu thông qua địa bàn tỉnh; cấp phát hàng nghìn kit test cho các địa phương thực hiện kiểm tra chất cấm salbutamol trong các hộ, trang trại chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lực lượng chức năng của tỉnh chưa phát hiện trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm salbutamon trong chăn nuôi cũng như trong hoạt động nhập khẩu trâu, bò và các sản phẩm từ bò gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịp cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nhu cầu sử dụng thịt động vật, trong đó có thịt bò của người dân trên địa bàn tỉnh khoảng 10.445 tấn/tháng, tăng khoảng 10 - 12% so với tháng bình thường. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất của tỉnh đã chủ động dự trữ và cung ứng khoảng 10.000 tấn thịt bò và các sản phẩm từ bò cho dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Do đó, bên cạnh nguồn cung chủ động nội tỉnh thì các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ của tỉnh sẽ phải cân đối, tìm kiếm nguồn thịt bò từ thị trường ngoài tỉnh và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

Tuy nhiên, trước thực trạng “nhập nhèm” trong chất lượng của các loại bò thịt, sản phẩm từ bò, người dân hiện đang hoang mang, lúng túng trong việc sử dụng thực phẩm. Các ngành chức năng đã khuyến cáo người dân nên lựa chọn sản phẩm thịt bò từ những đơn vị cung cấp uy tín, có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra vào trên địa bàn tỉnh; kiểm soát lưu thông, vận chuyển để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ động vật để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tiếp tay cho việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, bò kém chất lượng.

Nhóm PV Kinh tế



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]