(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, các điều kiện quy định cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo phương thức đa cấp ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã khiến các hoạt động kinh doanh đa cấp không phép trên môi trường mạng có xu hướng phát triển nhanh chóng. Nhiều mô hình kinh doanh theo phương thức huy động tài chính trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... thông qua mạng xã hội đã len lỏi nhiều bộ phận dân cư ở mọi lứa tuổi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Thời gian gần đây, các điều kiện quy định cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo phương thức đa cấp ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã khiến các hoạt động kinh doanh đa cấp không phép trên môi trường mạng có xu hướng phát triển nhanh chóng. Nhiều mô hình kinh doanh theo phương thức huy động tài chính trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... thông qua mạng xã hội đã len lỏi nhiều bộ phận dân cư ở mọi lứa tuổi.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Sàn thương mại điện tử BigBuy24h tổ chức các hoạt động rầm rộ để lôi kéo người tham gia. Ảnh: INTERNET

Trước bối cảnh đó, ngày 5-11-2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 2837/QĐ-BCT về việc ban hành đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của đề án nhằm tăng cường sự phối hợp tích cực và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương tới cấp tỉnh, thành phố; cấp quận, huyện, thị xã và các cấp đơn vị hành chính thấp hơn để bảo đảm môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hợp pháp; đồng thời ngăn ngừa và hạn chế tối đa các vi phạm, biểu hiện tiêu cực gây thiệt hại cho người dân trước các hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép.

Tại Thanh Hóa, thực hiện Quyết định 2837/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, ngày 3-3-2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND về việc triển khai đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch này nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa hiểu đúng về hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp; phân biệt các hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp và bán hàng đa cấp trái pháp luật; nắm bắt được trách nhiệm, rủi ro pháp lý của các cá nhân khi lôi kéo, dụ dỗ người thân tham gia các hoạt động bán hàng đa cấp trá hình.

Triển khai thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh giao Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện các nhiệm vụ: đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho cán bộ tại các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, chuyên môn nghiệp vụ giữa các sở, ngành, các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; tổ chức phối hợp và thực hiện giám sát việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp không phép và có phép trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp...

Theo thông tin từ Sở Công Thương, trước sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành chức năng, từ năm 2017 đến nay, hoạt động kinh doanh đa cấp không còn tổ chức “ồn ào” như trước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ có 14 doanh nghiệp đã được Sở Công Thương xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, doanh nghiệp có doanh thu bán hàng đa cấp cao nhất là Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam với 103 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đa cấp trên địa bàn tỉnh hiện nay đang tiềm ẩn nguy cơ cao khi các chủ thể kinh doanh đa cấp bất chính ngày càng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm né tránh sự quản lý của cơ quan quản lý. Những hình thức kinh doanh này đã và đang gây ra nhiều hệ lụy hơn, với những con số đầu tư “khủng” và khó kiểm soát do được phát triển trên nền tảng internet.

Minh chứng trong thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã phát hiện một số đối tượng lập sàn giao dịch tài chính đa cấp và tiền ảo biến tướng trên mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản. Trong đó, với nhiều thủ đoạn tinh vi, sàn thương mại điện tử Bigbuy24h đã lôi kéo người dân lập hàng nghìn gian hàng ảo. Để kích cầu người tham gia, Bigbuy24h đã tặng điểm, trả thưởng khi người dân giới thiệu thêm người vào hệ thống theo mô hình đa cấp. Đối với người giới thiệu trực tiếp (F1) được công ty tặng 200.000 điểm Bigbuy vào tài khoản, gián tiếp (F2) nhận 100.000 điểm; người giới thiệu được hưởng 2% tổng chiết khấu của F1, 1% của F2. Từ tháng 11-2018 đến cuối năm 2020, sàn thương mại điện tử Bigbuy24h.com đã chiếm đoạt 517 tỷ đồng của các nhà đầu tư, trong đó không ít nạn nhân là người Thanh Hóa.

Trước những diễn biến phức tạp về các hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng, đại diện Sở Công Thương cho rằng, cần tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp một cách thường xuyên, liên tục; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hiểu biết về hoạt động bán hàng đa cấp để nâng cao nhận thức của người dân hiệu quả hơn; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, với mức xử phạt đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]