(Baothanhhoa.vn) - Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động; đồng thời, phát triển sản xuất tập trung, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất tự phát, UBND huyện Như Xuân đã vận dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi để hỗ trợ, khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cho các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay, việc thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các CCN vẫn gặp khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thuê đất sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp

Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động; đồng thời, phát triển sản xuất tập trung, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất tự phát, UBND huyện Như Xuân đã vận dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi để hỗ trợ, khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cho các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay, việc thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các CCN vẫn gặp khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thuê đất sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Huyện Như Xuân thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp

Công nhân Công ty Công nghiệp gỗ Trường Sơn, cụm công nghiệp Xuân Hòa trong ca sản xuất.

Huyện Như Xuân được quy hoạch phát triển 4 CCN, bao gồm: CCN Bãi Trành với diện tích quy hoạch 49 ha, CCN Thượng Ninh 20 ha, CCN Xuân Hòa 30 ha và CCN Yên Cát diện tích 12,5 ha. Tất cả các CCN này đều nằm trên trục đường Hồ Chí Minh. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, tính đến tháng 10-2021, mới có 2 CCN là Bãi Trành và Xuân Hoà thu hút được nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật. CCN Xuân Hòa được thành lập theo Quyết định số 4414/QĐ-UBND ngày 28-10-2019 của UBND tỉnh, với tổng diện tích khoảng 30 ha. Với vị trí thuận lợi, CCN đã thu hút được Công ty TNHH Cơ khí xây dựng và Kinh doanh thương mại Công Hà đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổng mức đầu tư trên 208 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với các nhà sản xuất nước ngoài để cung ứng cho nhà máy lắp ráp nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Qua đó, góp phần phát triển huyện Như Xuân trở thành điểm nhấn công nghiệp đa dụng của tỉnh Thanh Hóa, giải quyết việc làm cho lao động và góp phần tăng nộp ngân sách địa phương. Ông Nguyễn Quang Dự, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Như Xuân, cho biết: Theo chính sách đã ban hành, các doanh nghiệp, liên hiệp HTX, HTX khi thuê đất đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN thuộc quy hoạch phát triển CCN ở khu vực miền núi được UBND tỉnh phê duyệt, chưa được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ ngân sách Trung ương thì ngoài được hưởng các chính sách hiện hành còn được hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư các hạng mục, như: san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống đường nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước; xử lý nước thải, chất thải; cấp điện chiếu sáng công cộng; thông tin liên lạc nội bộ; nhà điều hành; nhà bảo vệ phục vụ cho hoạt động của CCN... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và một số lý do khách quan nên việc thi công hạ tầng CNN Xuân Hòa chưa hoàn thành đúng tiến độ.

Theo thống kê của UBND huyện Như Xuân, hiện mới có CCN Bãi Trành được lấp đầy khoảng 80%; CCN thị trấn Yên Cát đã thu hút được DN đầu tư, tạo việc làm cho khoảng 500 lao động; còn các CCN Thượng Ninh, Xuân Hòa vẫn đang “nằm chờ” nhà đầu tư. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở huyện Như Xuân cao hơn nhiều so với các huyện đồng bằng, trong khi đó thời gian thu hồi vốn lâu. Nguồn nhân lực là lao động địa phương còn nhiều bất cập, tỷ lệ lao động phổ thông cao, thiếu lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Ngoài ra, hạ tầng lưới điện của huyện Như Xuân cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh,... khiến việc thu hút đầu tư chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Trong thời gian tới, UBND huyện Như Xuân tiếp tục triển khai nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và quan tâm công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phối hợp với Công ty Điện lực Thanh Hóa đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống lưới điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân. Đồng thời, tiến hành rà soát các quy hoạch, lựa chọn danh mục dự án chi tiết có trọng tâm, trọng điểm nhằm thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu đầu tư vào các CCN và quy hoạch thêm 2 CCN Thanh Xuân, Thanh Lâm, với diện tích 40 ha.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]