(Baothanhhoa.vn) - Để góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, huyện Như Xuân đã, đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Huyện Như Xuân tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả

Để góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, huyện Như Xuân đã, đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Huyện Như Xuân tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quảNgười dân xã Xuân Bình (Như Xuân) chăm sóc cây thanh long ruột đỏ.

Cụ thể, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tăng cường cơ giới hóa và chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng, triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo trong khu vực nông thôn. Cùng với đó là đẩy mạnh việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác; chuyển từ sản xuất truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa... Từ những giải pháp tích cực, đến nay huyện Như Xuân đã hình thành được 6 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích trên 300 ha, trong đó, diện tích theo quy trình VietGAP trên 60 ha; có trên 10% diện tích rau, quả được tiêu thụ thông qua chuỗi cung ứng an toàn. Tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 105 tỷ đồng, chiếm 5% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, lợi nhuận bình quân khoảng trên 100 triệu đồng/ha/vụ. Những địa phương làm tốt là thị trấn Yên Cát, các xã: Hóa Quỳ, Bình Lương, Bãi Trành...

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về thực phẩm an toàn, huyện Như Xuân đã chỉ đạo các địa phương cử cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển diện tích rau an toàn tập trung theo quy trình VietGAP, từ khâu làm đất, chọn giống, sử dụng phân bón đến kỹ thuật sơ chế, đóng gói, dán tem mác sản phẩm. Với cách làm này đã dần thay đổi tập quán sản xuất của các hộ dân, từ đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn được áp dụng nghiêm ngặt, hiệu quả. Hiện tại, rau quả đã trở thành sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp của huyện Như Xuân khi thể hiện được tính ưu việt cả trong diện tích sản xuất và giá trị kinh tế, với những sản phẩm như: rau cải, su hào, cà chua, dưa chuột...

Cùng với trồng trọt, các mô hình, dự án chăn nuôi cũng được huyện Như Xuân thực hiện hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhằm giảm tỷ lệ dịch bệnh do có biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường, bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, toàn huyện đã hình thành được 6 vùng chăn nuôi an toàn nông hộ theo tiêu chuẩn VietGAP...

Nhờ đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, đến nay huyện Như Xuân đã tổ chức xây dựng và xác nhận 3 chuỗi cung ứng nông sản an toàn; tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng được cung ứng qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận ước đạt 26,1%. Một số chuỗi được mở rộng, phát triển cả về quy mô, sản lượng cũng như thị trường tiêu thụ, nhờ đó giá trị sản phẩm trong chuỗi được nâng lên, giá thành sản phẩm cao hơn với giá ngoài thị trường từ 20 - 30%. Quan trọng hơn, việc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả đã làm thay đổi phương thức sản xuất bao đời nay của bà con nông dân. Qua đó, tăng giá trị sử dụng tài nguyên đất đai, từng bước nâng cao đời sống, tạo sản phẩm hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm cung cấp ra thị trường trong và ngoài huyện.

Bài và ảnh: Phạm Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]