(Baothanhhoa.vn) - Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao I-ran A-li Sam-kha-ni tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã ký với các cường quốc thế giới. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố Oa-sinh-tơn đang theo đuổi một hiệp ước “bổ sung” với các cường quốc châu Âu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

I-ran kiên quyết không thay đổi thỏa thuận hạt nhân

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao I-ran A-li Sam-kha-ni tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã ký với các cường quốc thế giới. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố Oa-sinh-tơn đang theo đuổi một hiệp ước “bổ sung” với các cường quốc châu Âu.

Ông Sam-kha-ni cho biết, I-ran sẽ không chấp nhận bất cứ sự thay đổi, lời giải thích hay bất kỳ biện pháp mới nào nhằm hạn chế thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tê-hê-ran cùng nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) đã ký kết hồi năm 2015. Ngoài ra, ông Sam-kha-ni cũng cảnh báo các nước châu Âu "tránh để bị lôi kéo vào cuộc chơi cùng Mỹ”. Ông Sam-kha-ni khẳng định rằng, chương trình tên lửa đạn đạo của I-ran, vốn mang bản chất phòng thủ, sẽ tiếp tục được triển khai "một cách kiên định".

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao I-ran A. A-rắc-chi đã cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) rằng việc đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Tê-hê-ran để nhượng bộ chính quyền Oa-sinh-tơn sẽ là một “sai lầm lớn”. Theo ông A-rắc-chi, động thái này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thỏa thuận hạt nhân giữa Tê-hê-ran và nhóm P5+1. Ông A-rắc-chi khẳng định nếu các nước châu Âu theo đuổi những biện pháp trừng phạt không liên quan đến vấn đề hạt nhân nhằm vào I-ran để làm hài lòng Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm, họ sẽ phạm phải một sai lầm lớn và phải lãnh hậu quả trực tiếp.

Trong một diễn biến liên quan, theo một tài liệu mật, Anh, Pháp và Đức đã đề xuất các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với I-ran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tê-hê-ran và vai trò của nước này trong cuộc chiến ở Xy-ri. Đây là nỗ lực nhằm thuyết phục Oa-sinh-tơn bảo lưu thỏa thuận hạt nhân I-ran. Tài liệu trên được gửi tới các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 16-3 để thăm dò sự ủng hộ đối với các biện pháp trừng phạt kiểu như vậy, do các biện pháp này sẽ cần phải có đồng thuận của toàn bộ 28 chính phủ thành viên EU. Đề xuất trên là một phần trong một chiến lược của EU nhằm cứu vãn thỏa thuận trên, vốn nhằm kiềm chế năng lực của Tê-hê-ran trong việc phát triển vũ khí hạt nhân, cụ thể là cho Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm thấy rằng có những cách khác để đối phó tầm ảnh hưởng của I-ran ở nước ngoài.


HG (Theo AFP, ISNA)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]