Hiệu quả từ việc chuyển đổi chợ truyền thống ở Thọ Xuân
Với 26 chợ truyền thống hiện đang hoạt động, huyện Thọ Xuân đã chuyển đổi được 15 chợ từ mô hình ban quản lý chợ sang doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác. Các chợ sau chuyển đổi, ngoài nâng cao hiệu quả hoạt động buôn bán còn góp phần hoàn thành tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn trong XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của các xã trên địa bàn.
Thực phẩm bán tại chợ Neo được quy hoạch thành khu riêng biệt.
Trước đây, khi chưa giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác, chợ Neo, xã Bắc Lương có cơ sở hạ tầng thấp kém. Lều bạt trong chợ, đều dựng tạm bợ, mọi hoạt động mua, bán diễn ra trên nền đất. Vào mùa mưa nền đất nhão, nước ứ đọng... khiến cho mọi hoạt động mua, bán tại chợ rất khó khăn, vệ sinh môi trường không được đảm bảo. Bên cạnh đó, các mặt hàng được bày bán tại chợ rất nghèo nàn và bố trí, sắp xếp chưa hợp lý và khoa học... Vậy nên, chợ Neo chưa thu hút được nhiều người dân đến mua bán, trao đổi hàng hóa.
Năm 2014, chợ Neo được chuyển đổi từ mô hình ban quản lý chợ (trực thuộc UBND các cấp) sang doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác. Sau khi được chuyển đổi, Công ty TNHH Vinh Hiển có địa chỉ tại xã Bắc Lương là đơn vị quản lý, khai thác, đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng để xây dựng chợ với các hạng mục vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa giúp các hộ kinh doanh thuận lợi hơn, đồng thời đảm bảo các tiêu chí chợ hạng 3 nông thôn.
Ông Lê Văn Vinh, chủ doanh nghiệp quản lý chợ Neo cho biết: Trên diện tích 6.763m2, ngoài xây dựng các hạng mục như nhà điều hành, nhà bảo vệ, tường rào bao quanh, hệ thống rãnh thoát nước ngầm trong chợ, công ty đã đầu tư mới các hạng mục như xây dựng 8 dãy khu nhà chợ chính, khu nhà chợ phụ. Mỗi khu kinh doanh riêng biệt đối với từng nhóm hàng. Giữa mỗi khu có lối đi được đổ bê tông rộng 5m, thuận lợi cho việc đi lại, mua bán. Chợ có 148 quầy và 48 ki-ốt (trong đó, diện tích mỗi quầy là 12m2, ki-ốt là 16m2). Công ty đã đầu tư xây dựng 3 khu để xe riêng biệt dành riêng cho khách mua hàng, bán hàng cố định và khách bán hàng vãng lai, giúp người bán, người mua khi vào chợ gửi xe, lấy xe nhanh chóng, thuận lợi. Nhìn chung, các hạng mục trong chợ được đầu tư, xây dựng đảm bảo theo tiêu chí chợ hạng 3.
Chợ Neo đã được công nhận là chợ vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2018, là chợ lớn của huyện, đầu mối cung cấp nông sản, thực phẩm trong vùng.
Bà Lê Thị Lệ, tiểu thương kinh doanh hàng thực phẩm nhiều năm tại chợ Neo chia sẻ: Hơn 10 năm qua, kể từ khi chợ thực hiện chuyển đổi, hoạt động kinh doanh được chấn chỉnh, đi vào nền nếp, không còn tình trạng tự ý cơi nới, lấn chiếm lối đi; các gian hàng, ki-ốt được sắp xếp hợp lý, các khoản phí được thực hiện công khai, minh bạch, giúp tiểu thương kinh doanh ổn định.
Chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ là xu thế phát triển tất yếu. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả chủ trương này, huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo các địa phương có chợ nằm trong lộ trình chuyển đổi đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ đến các hộ kinh doanh. Đồng thời, công khai minh bạch phương án hoạt động chợ sau chuyển đổi. Mặt khác, xem xét giải quyết hợp lý các kiến nghị, đề xuất của tiểu thương, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư... thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện tham gia đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng chợ. Đến thời điểm này, Thọ Xuân đã có 15/26 chợ đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.
Đánh giá hiệu quả việc chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn huyện trong thời gian qua, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thọ Xuân Lê Đình Hảo, cho biết: Ngoài cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ, đảm bảo tiêu chí chợ hạng 3, các chợ sau chuyển đổi đều nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, thu hút nhiều hộ vào chợ kinh doanh, mua bán. Việc đầu tư hạ tầng chợ góp phần hoàn thành tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn trong XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của các xã trên địa bàn huyện. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của từng xã, thị trấn có chợ nằm trong lộ trình chuyển đổi. Đặc biệt, trong việc chuyển đổi mô hình chợ, ngân sách Nhà nước không phải đầu tư.
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:22:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2025-01-15 15:36:00
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2024-06-04 09:00:00
Tập huấn phát triển chăn nuôi lợn nái đen sinh sản theo chuỗi liên kết
Bản tin Tài chính ngày 4/6: Vàng thế giới tăng mạnh, trong nước giảm sâu
Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa
Giải thưởng danh giá BCI Asia Awards 2024 gọi tên Sun Group là “Chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam”
Khu phố thương mại VinWonders Cửa Hội đón đầu lượng khách “khủng”, bùng nổ doanh thu ngày khai trương
Khẳng định chất lượng, vị thế của ngành nông nghiệp địa phương
Góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương
Bản tin Tài chính ngày 3/6: Giá vàng ổn định sau những ngày “lao dốc”
Thêm Công ty SJC tham gia bình ổn thị trường vàng cùng với 4 ngân hàng
Hoằng Hóa phát triển nông nghiệp hiện đại