(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng, chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân vay vốn phục vụ các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và tiêu dùng.

Góp phần xây dựng các vùng quê nông thôn mới

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng, chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân vay vốn phục vụ các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và tiêu dùng.

Góp phần xây dựng các vùng quê nông thôn mớiNhiều hộ dân xã Cát Vân (Như Xuân) được vay vốn ngân hàng đầu tư các mô hình nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa) đã thu hút vốn của nhiều TCTD trên địa bàn như Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội, Vietinbank, BIDV, Ngân hàng Thương mại CP Lộc Phát... để đầu tư nguồn vốn, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế trên địa bàn. Đến cuối tháng 9/2024, tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn xã đạt hơn 1.800 tỷ đồng với gần 2.600 hộ dân và hàng chục doanh nghiệp còn dư nợ. Từ nguồn vốn ngân hàng, các doanh nghiệp, hộ gia đình tại xã đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu về đích theo đúng lộ trình. Hiện thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt gần 78 triệu đồng/người/năm. Nguồn vốn tín dụng của các TCTD cũng góp phần giúp xã Hoằng Tiến tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo đảm quốc phòng - an ninh hướng đến mục tiêu trở thành đô thị Hải Tiến trong tương lai.

Để chung sức cùng với các địa phương kiến tạo xây dựng những vùng quê NTM, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn chủ động cân đối nguồn vốn, xây dựng kế hoạch huy động vốn, đầu tư cho vay XDNTM. Trong đó, tập trung cho vay xây dựng hạ tầng nông thôn, cho vay phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao... Cùng với đó, các chương trình cho vay ưu đãi, như: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh, môi trường nông thôn... của Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần XDNTM như: Vay vốn để thực hiện tiêu chí tạo việc làm; vay vốn xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn để thực hiện tiêu chí môi trường và tiêu chí nước sạch; vay vốn xây nhà ở để thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư; cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập để thực hiện tiêu chí giáo dục và đào tạo... Đến cuối tháng 9/2024, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt hơn 80.000 tỷ đồng. Các TCTD đã thể hiện vai trò, trách nhiệm trong thực hiện chủ trương đầu tư cho “tam nông”, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngành ngân hàng đã phối hợp tích cực triển khai thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất thông qua các chương trình, dự án cụ thể, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, tài trợ với số vốn lớn cho các công trình. Vietinbank Thanh Hóa tài trợ xây dựng công trình cầu Yên Hoành (Yên Định) trị giá 89 tỷ đồng; Trường Mầm non Vạn Thiện (Nông Cống) số tiền 1,5 tỷ đồng; Trường THCS Đồng Tiến (Triệu Sơn) trị giá 5 tỷ đồng. Agribank Thanh Hóa tài trợ xây dựng Trạm Y tế xã Hà Bắc (Hà Trung) 2,5 tỷ đồng, Trạm Y tế xã Đồng Tiến (Triệu Sơn) 2,5 tỷ đồng... Sự chung tay, góp sức của các ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào kết quả XDNTM chung trên địa bàn tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 364/465 xã, 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 110 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 27 xã, 510 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 525 sản phẩm OCOP đã được công nhận.

Để tiếp tục đồng hành cùng các địa phương giữ vững và nâng cao các tiêu chí trong XDNTM, NHNN Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo các TCTD tiếp tục ưu tiên nguồn vốn phát triển. Các TCTD tiếp tục đầu tư hạ tầng, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng cường cung ứng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu của người dân ở địa bàn nông thôn. Đồng thời, chủ động nguồn vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn vay cho khách hàng khu vực nông thôn, bảo đảm đúng đối tượng, phát huy hiệu quả nguồn vốn. Tăng cường công tác giám sát, đôn đốc việc giải ngân cho vay XDNTM tại các TCTD. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đưa diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, giàu đẹp.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]