(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) trên địa bàn vẫn còn ở mức cao (113,5 bé trai/100 bé gái) so với ngưỡng tự nhiên. Và việc giải “bài toán” MCBGTKS vẫn còn nhiều cái khó...

Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó

Trong những năm qua, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) trên địa bàn vẫn còn ở mức cao (113,5 bé trai/100 bé gái) so với ngưỡng tự nhiên. Và việc giải “bài toán” MCBGTKS vẫn còn nhiều cái khó...

Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó

Một buổi nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hoằng Trường (Hoằng Hoá).

Chênh lệch GTKS chưa có dấu hiệu dừng lại

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa, những năm gần đây tỷ số GTKS toàn huyện giảm chậm và vẫn ở mức cao, giữ mức 117 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Một số địa phương tỷ số GTKS không ổn định, vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng như Hoằng Xuân, Hoằng Phụ, Hoằng Châu..., đặc biệt tại các xã bãi ngang. Trước thực trạng tỷ lệ GTKS không ổn định, có sự chênh lệch lớn, Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số (DS), trong đó, chú trọng thực hiện Đề án “Kiểm soát MCBGTKS” tại 100% xã, thị trấn.

Để đề án triển khai hiệu quả, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác truyền thông phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật đối với việc kiểm soát MCBGTKS, về thực hiện bình đẳng giới góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái; thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của vấn đề MCBGTKS ở Việt Nam, Thanh Hoá và tại Hoằng Hoá. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS cho nam nữ chuẩn bị kết hôn, phụ nữ sinh con theo đúng quy định của pháp luật tại 37 xã, thị trấn với 1.850 người tham dự. Qua các buổi nói chuyện nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về việc lựa chọn giới tính và hậu quả của MCBGTKS. Tổ chức sinh hoạt CLB phụ nữ không sinh con thứ 3 tại 37 xã, thị trấn với 37 cuộc với 1.850 người tham dự. Qua buổi sinh hoạt CLB các thành viên được chia sẻ kinh nghiệm, nuôi dạy con cái, chăm sóc bố mẹ, ông bà người cao tuổi trong gia đình, kinh nghiệm hay trong phát triển kinh tế gia đình.

Chị Hoàng Thị Thuý, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ không sinh con thứ 3 xã Hoằng Châu cho biết: "Khi tuyên truyền, vận động, tôi thường tập trung tuyên truyền cho các gia đình đã có 2 con gái, nhất là người chồng trong gia đình để họ hiểu về vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Theo tôi, để truyền thông thay đổi nhận thức của người dân về MCBGTKS, người làm công tác DS cần có sự kiên trì, bám sát cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, nhất là những gia đình có con một bề là gái, có kinh tế khá giả và mong muốn có con trai nối dõi, từ đó phân tích, giải thích cho họ hiểu và từ bỏ ý định sinh thêm con để có con trai.

Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó

Ông Lê Trọng Tiến, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa, cho biết: Xác định công tác truyền thông có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát MCBGTKS nên trung tâm đã đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tại huyện, tư vấn trực tiếp tại trạm y tế và tại hộ gia đình ở các xã, thị trấn, trường học về công tác DS - KHHGĐ, nhất là tại những địa phương có tỷ lệ MCBGTKS cao. Cùng với đó, Trung tâm Y tế huyện đã phân công cán bộ tham gia giám sát và hỗ trợ các hoạt động truyền thông tại địa phương; cấp tờ rơi về chủ đề MCBGTKS cho các xã, thị trấn. Tổ chức tập huấn về MCBGTKS cho ban chủ nhiệm CLB; tổ chức chiến dịch truyền thông về MCBGTKS trên địa bàn huyện... Dù vậy, tỷ số GTKS trên địa bàn huyện vẫn vượt ngưỡng mức cân bằng sinh học tự nhiên và tình trạng sinh con thứ 3 vẫn ở mức cao.

Nguyên nhân là do nhận thức về bình đẳng giới của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, muốn có con trai để nối dõi. Công tác kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp cung cấp dịch vụ, phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi còn gặp nhiều khó khăn. Cán bộ dân số mỏng, nhiều người chưa nắm vững chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền. Kinh phí hoạt động cho các đề án còn hạn chế, các hoạt động chủ yếu là lồng ghép.

Theo báo cáo của Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, những năm gần đây, tỷ số GTKS của Thanh Hoá đã giảm nhưng chưa ổn định (năm 2020 là 114 bé trai/100 bé gái; năm 2021 là 113,5 bé trai/100 bé gái; năm 2022 là 113 bé trai/100 bé gái; năm 2023 là 113,5 bé trai/100 bé gái). Thanh Hoá vẫn nằm trong nhóm 21 tỉnh, thành phố có tỷ lệ MCBGTKS cao nhất cả nước. Đây đang là bài toán đặt ra cho ngành chuyên môn và chính quyền các cấp vào cuộc để giải quyết những hệ lụy sau này do MCBGTKS.

Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó

Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần giảm thiểu tình trạng MCBGTKS. (Ảnh minh họa: Các em học sinh Trường TH, THCS và THPT Hồng Đức trong ngày khai giảng năm học 2023-2024).

Đâu là lời giải

Thực tế hiện nay, tình trạng MCBGTKS đã trở thành một trong những vấn đề “nóng” và nan giải đối với công tác DS không chỉ ở Thanh Hoá mà còn trên địa bàn cả nước. Vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng mức sống của người dân và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như tình trạng thừa nam, thiếu nữ, sẽ có rất nhiều nam giới không lấy được vợ do bị dư thừa so với nữ giới trong cùng một thế hệ. Họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời; sẽ diễn ra tình trạng trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân. Việc thiếu hụt phụ nữ sẽ tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ về mặt xã hội và nhân khẩu học như: Gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm, gia tăng nạn buôn bán phụ nữ và các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Trẻ em gái gặp các nguy cơ phải kết hôn sớm...

Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó

Tổ chức cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ tại huyện Mường Lát.

Nguyên nhân chính của thực trạng này được chỉ ra là do một bộ phận Nhân dân vẫn còn tư tưởng trọng nam hơn nữ, cần có con trai “nối dõi tông đường”. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong những năm gần đây xu hướng gia tăng, thậm chí nhiều người đã lợi dụng sự phát triển của y học hiện đại để lựa chọn giới tính thai nhi theo ý muốn chủ quan. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến MCBGTKS, trong khi đó lực lượng thanh tra chuyên ngành dân số còn thiếu, chưa đủ mạnh, chính sách xử lý vi phạm đối với hành vi. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao công tác kiểm soát MCBGTKS do chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả, hệ lụy của MCBGTKS, vai trò trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, giải quyết vấn đề MCBGTKS...

DSCKII Bùi Hồng Thuỷ, Chi cục trưởng Chi cục DS - KKHGĐ tỉnh, chia sẻ: Trong điều kiện đời sống kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, không dễ dàng để thay đổi quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ của một bộ phận người dân. Trước thực tế đó, để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đã chủ động tham mưu với tỉnh Thanh Hoá, ngành Y tế có cơ chế chính sách thực hiện tốt chiến lược DS; nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu MCBGTKS nhằm khống chế tốc độ gia tăng tỷ số GTKS. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với việc giảm thiểu tình trạng MCBGTKS tại cộng đồng, nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát tình trạng MCBGTKS và phát huy hiệu quả quản lý, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS... nhằm khống chế hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số GTKS, đưa tỷ số GTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng DS, đảm bảo an sinh xã hội.

Hội nghị lần thứ 6, Khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về công tác DS trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ “MCBGTKS tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng” và đặt mục tiêu “đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên”, “đến năm 2030, tỷ số GTKS dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”. Quan điểm và các mục tiêu chỉ đạo của Đảng đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên đã được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thông qua Quyết định số 1679/QĐ-TTg, ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Trong đó, đặt mục tiêu “đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên”. Tuy nhiên, để đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên là kết quả không phải ngày một ngày hai mà là quá trình bền bỉ và lâu dài, đòi hỏi cần có những hành động quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, ngành, địa phương và mỗi cá nhân, gia đình.

Tin liên quan:
  • Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó
    Mất cân bằng giới tính khi sinh - khó giải quyết triệt để

    Trong những năm qua, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Tuy nhiên, tỷ số GTKS trên địa bàn vẫn còn ở mức cao (113,5 bé trai/100 bé gái) so với ngưỡng tự nhiên.

  • Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó
    Thanh Hóa nỗ lực kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

    Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), trong đó tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao, góp phần nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó
    Thanh Hóa nỗ lực kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

    Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) gây ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến sự phát triển bền vững về cơ cấu dân số, chất lượng dân số. Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo được chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao, góp phần nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Giải “bài toán” mất cân bằng giới tính khi sinh - còn nhiều cái khó
    Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

    Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số trẻ trai được sinh ra sống trên 100 bé gái được sinh ra sống trong cùng một thời kỳ (năm) của một quốc gia hay một vùng, một địa phương nào đó. Tỷ số này thông thường từ 103-106 bé trai/100 bé gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) xảy ra khi tỷ số này lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103. Tâm lý chuộng con trai hơn con gái, những định kiến giới dẫn đến tình trạng MCBGTKS gia tăng ở Việt Nam, nếu không được khắc phục sẽ để lại những hệ lụy khó lường.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]