(Baothanhhoa.vn) - Chưa đến tháng Chạp mà nhiều người đã tính chuyện “trả lễ” cho “bề trên” với suy nghĩ rằng trả càng sớm thì càng đảm bảo “tín nhiệm cao”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giấc mơ về sự sòng phẳng

Chưa đến tháng Chạp mà nhiều người đã tính chuyện “trả lễ” cho “bề trên” với suy nghĩ rằng trả càng sớm thì càng đảm bảo “tín nhiệm cao”.

Giấc mơ về sự sòng phẳng

Ảnh minh họa.

Cũng bởi lý do ấy mà tuần trước anh bạn là một thương nhân cứ nì nèo tôi đi cùng anh ra đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh với cái lý rằng tôi hợp tuổi, đi với anh cho vạn việc hanh thông. Cuối năm đủ thứ việc, nhưng vì sự cung kính và tín nhiệm của anh, tôi nhủ mình sẽ sắp xếp phù hợp.

Thế nhưng cũng từ hôm nhận lời với anh tôi cứ tự đặt câu hỏi rằng, sự tín nhiệm ấy xuất phát từ điều gì. Bởi đức tin hay sự thực dụng? Giả dụ trong năm làm ăn thất bát, thì liệu anh có sốt sắng đi “trả lễ” đến vậy không?

Đặt giả thiết như thế bởi đó là hành vi thường thấy ở dương trần. Người ta thường lập dự án vay vốn với đủ lý do để gieo lòng tin đối với người cho vay, nhưng rồi khi gặp khó khăn nhiều người đã bỏ qua tín nhiệm để chây ì, hoặc tìm cách để không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nghĩ về dòng người kỳ công sắm lễ, thành tâm vái lạy trước đấng “bề trên” để cảm tạ, tôi lại có chút liên hệ đến cảnh dương trần khi mà bức tranh tín dụng có những thời điểm trở nên rất xấu vì những khoản nợ khó đòi, là bởi có nhiều người đã không giữ tín nhiệm, nói cách khác là họ đã không đi “trả lễ”.

Vì sao nhiều người sốt sắng đi “trả lễ” ở đền, phủ với lý do sợ “bề trên” trách phạt, mà lại không lo lắng trả nợ các khoản vay của mình. Phải chăng vì họ cho rằng ở cõi dương trần không nghiêm khắc như ở thế giới tâm linh hay sao?

Tín ngưỡng là liệu pháp tinh thần giúp con người ta bấu víu vào để có thêm niềm tin, củng cố quyết tâm, tăng năng lượng hành động. Nhưng xin đừng mê muội đến mức có những hành động đi quá giới hạn. Hệ quả của việc “vay - trả” này là một khối lượng rất lớn vàng mã bị thiêu hóa dịp cuối chạp, đầu xuân. Sự lãng phí và những nguy cơ về hỏa hoạn, ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan, thêm phơi bày sự tầm thường và thực dụng của con người đều xuất phát từ đó.

Ở góc độ khác, sự u mê của con người cũng rất dễ để những kẻ mượn danh tín ngưỡng, đội lốt thánh thần lợi dụng để trục lợi.

Lâu nay chúng ta không chỉ biết đền Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh có đông người đến xin “vay - trả” hàng năm, mà còn có đền Bảo Hà ở tỉnh Lào Cai, đền Bắc Lệ ở tỉnh Lạng Sơn, đền Chúa Thác Bờ ở tỉnh Hòa Bình. Từng có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa bày tỏ sự băn khoăn về quan niệm “vay - trả” trong thế giới tâm linh này. Bởi những nhân vật được thờ ở đây đều gắn với huyền thoại về những anh hùng dân tộc góp công sức vào việc giữ nước. Họ chẳng liên quan gì tới việc kinh doanh tiền bạc cả. Vậy thì lý do gì mà nhiều người lại cho rằng, vay một lãi nhiều lần từ những “ngân hàng đền, phủ” ấy?

Với việc thẳng thắn “vay - trả” trong cõi tâm linh, cũng rất mong suy nghĩ đó không chỉ dừng lại trong không gian một số đền, phủ, mà nó cần phải trở thành một câu chuyện mang tính văn hóa gắn với trách nhiệm, thể hiện sự sòng phẳng trong các quan hệ tín dụng Nhà nước và giao dịch tiền bạc dân sự mà những người đang đi “vay - trả” ở cõi tâm linh phải hướng tới. Có như thế mới có sự thống nhất trước sau ở con người, mới không lo bị “bề trên” trách phạt, nhất là pháp luật “sờ gáy”.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]