Đổi thay ở những làng “xuất ngoại”
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), đời sống người dân ở nhiều làng quê trên địa bàn huyện Đông Sơn ngày càng được nâng cao, góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Nhờ xuất khẩu lao động, gia đình Lê Quang Cường, thôn 3 Thịnh Trị đã mở rộng xưởng mộc và tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động.
Hơn 15 năm về trước, xã Đông Quang chỉ là vùng quê nghèo của huyện Đông Sơn. Người dân quanh năm “đầu tắt, mặt tối” với đồng ruộng, nhưng là vùng đất chiêm trũng, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, những năm gần đây, đời sống của người dân đã được nâng cao, nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng, đường làng ngõ xóm mở rộng, khang trang, sạch đẹp. Qua trò chuyện với người dân nơi đây, được biết sự đổi thay ấy chính là nhờ nhiều gia đình có con em “xuất ngoại”.
Đến thăm gia đình anh Lê Quang Cường, thôn 3 Thịnh Trị, có cơ ngơi xưởng mộc với diện tích 360m2, nằm trên trục đường chính của xã. Kể về quãng thời gian lao động ở Hàn Quốc, anh Cường cho biết: “Khi mới sang, tôi gặp nhiều khó khăn vì chưa thạo tiếng cũng như nếp sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, với mong muốn làm việc để có chút vốn về quê lập nghiệp, tôi đã bắt nhịp được công việc. Sau 10 năm lao động ở Hàn Quốc, tôi may mắn có 7 năm được gắn bó với nghề mộc, tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm và số vốn nhất định. Chính vì vậy mà khi về nước tôi đã mạnh dạn đầu tư xưởng mộc như ngày hôm nay”.
Cũng nhờ sự chịu thương, chịu khó, không ngừng học hỏi, đổi mới, đến nay xưởng mộc của gia đình anh đã tạo được uy tín trong và ngoài xã. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh Cường còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập bình quân từ 10 đến 15 triệu đồng/người/tháng.
Gia đình anh Cường chỉ là một trong nhiều hộ gia đình khác ở xã Đông Quang có cuộc sống khá giả nhờ XKLĐ. Có thể nhắc đến gia đình anh Nguyễn Danh Đức, thôn 3 Thịnh Trị, với số tiền tích lũy sau khi đi XKLĐ về anh đã mở cửa hàng buôn bán kinh doanh hàng kim khí, đầu tư máy múc phục vụ công trình xây dựng. Hay như gia đình anh Nguyễn Danh Tuyên, thôn 2 Thịnh Trị phát triển nghề đá mỹ nghệ, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trong và ngoài xã...
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Quang Trịnh Văn Ninh cho biết: Phong trào đi XKLĐ ở xã bắt đầu từ năm 2005, ban đầu chỉ có một vài hộ, nhưng khi thấy nhiều người đi XKLĐ tích lũy được tiền gửi về cho gia đình, xây nhà cửa, mua sắm tài sản có giá trị, từ đó có vốn đầu tư làm ăn có hiệu quả thì mọi người bảo nhau đi nhiều hơn. Để công tác XKLĐ đạt hiệu quả, cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có uy tín tham gia tuyển dụng lao động trên địa bàn xã. Đối với những lao động có nhu cầu XKLĐ nhưng khó khăn về nguồn vốn, địa phương đấu mối với các ngân hàng, tạo điều kiện để họ được tiếp cận các gói vay bằng kênh tín chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, số lao động đi XKLĐ ngày càng nhiều, toàn xã có 293 người đang đi XKLĐ chủ yếu ở các nước và vùng lãnh thổ, như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 50% số lao động XKLĐ tại địa phương. Ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình, nhiều người đi XKLĐ còn đóng góp một phần công sức, tiền của để đưa xã Đông Quang cán đích NTM nâng cao năm 2022 và hiện nay đang hướng tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu.
Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đông Sơn Phạm Đình Điện, cho biết: Hiện nay, huyện Đông Sơn đang đứng đầu tỉnh Thanh Hóa về công tác XKLĐ. Để có được kết quả trên, huyện Đông Sơn đã xây dựng Đề án “Tăng cường công tác xuất khẩu lao động huyện Đông Sơn, giai đoạn 2021-2025” và phân công nhiệm vụ cụ thể đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đề án đạt mục tiêu đề ra. Các doanh nghiệp ký cam kết với Ban Chỉ đạo XKLĐ của huyện và phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động, tư vấn đến tận các gia đình người lao động đầy đủ các thông tin về thị trường tiếp nhận lao động, thông tin của từng đơn hàng để người lao động lựa chọn, tham gia XKLĐ. Trong đó, quan tâm đến thị trường các nước có thu nhập cao như Nhật Bản và các nước châu Âu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có nhu cầu vay vốn và phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, Công ty XKLĐ hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ giúp người lao động vay vốn...
Bằng cách làm này, từ đầu năm 2023 đến nay, số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của huyện là 660 người, vượt 10 lao động so với mục tiêu đề ra, vượt 360 lao động so với chỉ tiêu của tỉnh giao. Hiện nay, toàn huyện có 4.995 lao động đang làm việc ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước châu Âu. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng của huyện Đông Sơn nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội và XDNTM ở địa phương.
Bài và ảnh: Trung Hiếu
{name} - {time}
-
2024-11-22 09:59:00
“Bật đèn xanh” cho dạy thêm, học thêm (Bài 3): Nới lỏng và quản lý
-
2024-11-22 08:27:00
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
-
2023-12-11 09:51:00
Phương án cắm cọc mốc lộ giới các tuyến đường tỉnh theo quy hoạch
Hà Trung tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Trao quà tết cho trẻ mồ côi và hộ gia đình khó khăn tại các huyện Lang Chánh, Quan Sơn
Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam ra mắt mô hình “Góc văn hoá công nhân”
Hot trend làm đồ handmade bằng kẽm nhung
Thị trấn Thường Xuân phát triển công nghiệp, xây dựng, dịch vụ
Cao Sơn, “trái ngọt” đầu mùa
Cuối năm và điều phải tránh
Phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi
Điều chỉnh cục bộ vị trí cột và vi chỉnh đoạn tuyến qua địa phận xã Đại Lộc