(Baothanhhoa.vn) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước, khi nó đang mở rộng cánh cửa tham gia mạng lưới an sinh xã hội cho người lao động tự do.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện là đối tượng lao động tự do

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước, khi nó đang mở rộng cánh cửa tham gia mạng lưới an sinh xã hội cho người lao động tự do.

Tăng cường phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện là đối tượng lao động tự doBHXH huyện Bá Thước truyền thông chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến người dân xã Điền Quang.

Tham gia BHXH tự nguyện đồng nghĩa với việc người lao động tự do có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già; được chăm sóc sức khỏe với mức quyền lợi lên tới 95% chi phí do quỹ BHYT chi trả; được Nhà nước điều chỉnh lương hưu theo chỉ số giá tiêu dùng. Đặc biệt, khi người tham gia BHXH tự nguyện đủ 5 năm trở lên mà qua đời, thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất một lần. Với nhiều lợi ích thiết thực như vậy nên việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp đối tượng lao động tự do có được “điểm tựa” khi hết tuổi lao động.

Tại huyện Bá Thước, để hoàn thành chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện, thời gian qua BHXH huyện đã tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo. Đồng thời, phối hợp với bưu điện huyện, UBND các xã, thị trấn, các tổ chức hội, đoàn thể, các đại lý thu trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, với nhiều hình thức và nội dung đa dạng, phong phú. Nội dung tuyên truyền tập trung vào chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân: đối tượng, mức đóng, mức hỗ trợ của Nhà nước, các quyền lợi, thủ tục hồ sơ tham gia, nơi đăng ký tham gia BHXH tự nguyện; thủ tục đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT; quyền lợi khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, trái tuyến quy định. Ngoài việc truyền thông các kiến thức chung, cán bộ BHXH còn giải đáp từng câu hỏi cụ thể của người dân, liên quan đến các chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Nhờ các cách thức vận động, truyền thông thuyết phục, số người tham gia đăng ký BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tăng cao.

Chị Trịnh Thị Hạnh, xã Ban Công, chia sẻ: Tôi làm nghề buôn bán tự do, trước đây tôi không hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện. Nhờ được cán bộ bưu điện và BHXH tuyên truyền, tư vấn trực tiếp, tôi nhận thấy chính sách BHXH tự nguyện mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân. Vì vậy, tôi đã tự nguyện tham gia để được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, nhằm giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già.

Ông Lê Bá Quý, Giám đốc BHXH huyện Bá Thước, cho biết: Nhờ nhiều giải pháp tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hiệu quả đã giúp người dân, nhất là đối tượng lao động tự do dần thay đổi nhận thức và tự nguyện tham gia. Tính đến tháng 10-2020, BHXH huyện Bá Thước đã hoàn thành vượt chỉ tiêu đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, với 1.644/1.530 người, bằng 107,5% kế hoạch đầu năm và bằng 85,2% kế hoạch giao thêm (400 người).

Theo số liệu từ BHXH tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 20-12-2020, toàn tỉnh có gần 58.000 người tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian qua, ngành BHXH đã có nhiều nỗ lực nhằm thực hiện hiệu quả công tác phát triển BHXH tự nguyện, nhất là ở khu vực nông thôn, lao động tự do, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Hiện nay, nhiều người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập thấp, đời sống còn khó khăn, nhưng khi biết về lợi ích và tính ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện, họ đã cân đối các khoản thu chi để tham gia. Tham gia BHXH tự nguyện, người lao động được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân, như: đóng hàng tháng; đóng 3 tháng một lần; đóng 6 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm); đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định (tối đa 10 năm). Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và được Nhà nước hỗ trợ 10% khi tham gia; hộ nghèo được hỗ trợ 30% và hộ cận nghèo được hỗ trợ 25%. Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện tốt hơn cho người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHXH Việt Nam đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ nâng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện từ 30% lên 50% đối với hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại. Bên cạnh đó, tại các địa phương, ngành BHXH tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu, rộng chính sách BHXH tự nguyện bằng nhiều hình thức, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng nhóm đối tượng. Trong đó tập trung tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với đối tượng là người lao động tự do, kinh tế ổn định. Đồng thời phối hợp với các ngành, đoàn thể đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt thủ tục cho người dân tham gia BHXH tự nguyện. Ngoài ra ngành BHXH Việt Nam tiếp tục đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH tự nguyện, để tăng tính hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn nữa cho người tham gia, nhằm mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]