Cán bộ đội công tác phòng cháy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH kiểm tra công tác PCCC tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở y tế

(THO) - Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 700 cơ sở y tế, trong đó có 52 bệnh viện, 26 trung tâm y tế cấp huyện và gần 600 trạm y tế xã, phường và phòng khám các loại. Thời gian qua, bên cạnh công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng đến công tác phòng, chống cháy nổ, chủ động các phương án sẵn sàng chữa cháy hiệu quả cho cán bộ, y, bác sĩ và người nhà bệnh nhân.

Cán bộ đội công tác phòng cháy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH kiểm tra công tác PCCC tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.

Với đặc điểm là nơi thường xuyên tập trung đông người, hàng ngày Bệnh viện Phụ sản tỉnh có trên dưới 3.000 cán bộ, bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lý, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có mặt tại các khoa, phòng của bệnh viện. Do đó, nếu xảy ra sự cố cháy nổ, sẽ gây thiệt hại lớn, vì vậy cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, Bệnh viện Phụ sản tỉnh luôn nêu cao ý thức chủ động phòng cháy, sẵn sàng chữa cháy khi gặp các sự cố. Hằng năm, đơn vị luôn chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát lại các phương tiện phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC); kiện toàn lại các tổ, đội tham gia PCCC của đơn vị, đồng thời phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) - Công an tỉnh, thực hiện huấn luyện các tình huống chữa cháy theo đặc thù của bệnh viện.

Theo BSCKII Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản tỉnh thì nhân lực tham gia chữa cháy của bệnh viện cơ bản đáp ứng tốt. Tuy nhiên, do bệnh viện được đầu tư xây dựng đã lâu, hệ thống PCCC của đơn vị đã được trang bị lắp đặt từ trước như đường nước, họng nước phục vụ cho công tác chữa cháy của bệnh viện đã xuống cấp, vì vậy, sẽ rất khó khăn và phức tạp cho công tác PCCC, CNCH nếu không may xảy ra sự cố cháy, nổ. Hiện bệnh viện đang triển khai xây dựng tòa nhà 7 tầng với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng, với hệ thống trang thiết bị PCCC hiện đại, đồng bộ, khi đi vào hoạt động, sẽ đáp ứng tốt công tác PCCC nếu xảy ra sự cố cháy nổ, bảo vệ tuyệt đối tính mạng cũng như tài sản của cán bộ y, bác sĩ và người nhà bệnh nhân đang công tác, điều trị tại bệnh viện.

Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe và tài sản từ các vụ cháy nổ xảy ra, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra công tác PCCC tại các cơ sở y tế. Qua thực tế kiểm tra cho thấy, hầu như các cơ sở y tế đã kiện toàn hồ sơ quản lý công tác PCCC theo quy định; chủ động xây dựng bổ sung phương án chữa cháy tại cơ sở cho phù hợp với điều kiện từng đơn vị và phê duyệt, tổ chức học tập theo quy định. Quan tâm kiện toàn bổ sung đội PCCC cơ sở; thành lập đội PCCC chuyên ngành theo quy định. Trang bị bình chữa cháy xách tay các loại; đèn chiếu sáng sự cố và biển chỉ dẫn thoát nạn; có niêm yết nội quy, tiêu lệnh về PCCC. Hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống báo cháy tự động, lực lượng PCCC tại chỗ đã được huấn luyện nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy đã được trang bị. Bên trong các phòng bệnh nhân, máy móc và các vật dụng khác được sắp xếp gọn gàng; hệ thống điện được thiết kế âm tường, được đi trong ống nhựa bảo vệ; ổ cắm, cầu dao, công tắc đặt trong hộp bảo vệ, tại các phòng bệnh và các tầng đều có aptomat tự ngắt điện.

Tuy nhiên, qua đợt kiểm tra cho thấy, vẫn còn tình trạng một số người đứng đầu cơ sở còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo an toàn PCCC như: Việc tổ chức tự kiểm tra công tác PCCC còn mang tính hình thức, không có biên bản lưu, người đứng đầu cơ sở không chỉ đạo đội PCCC cơ sở tự kiểm tra công tác PCCC tại cơ sở mình quản lý. Việc tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, xây dựng thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn chưa được thường xuyên. Chưa quan tâm bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ; không thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ phương tiện chữa cháy, để bình chữa cháy bị han gỉ, nứt vòi, bạc màu sơn... (tập trung chủ yếu tại các trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn). Một số cơ sở thuộc đối tượng phải thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC khi tiến hành cải tạo, mở rộng chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC theo quy định... Qua đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra đã lập 601 biên bản kiểm tra, phát hiện và yêu cầu khắc phục 1.788 sơ hở, thiếu sót về PCCC. Tiến hành lập 3 biên bản vi phạm hành chính đối với 3 cơ sở, phạt 6,1 triệu đồng...

Để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác PCCC ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, góp phần ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ gây ra, trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở y tế, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót không đảm bảo an toàn, khắc phục ngay, không để sự cố cháy, nổ xảy ra. Đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác PCCC. Phối hợp với cơ sở tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, thực tập phương án chữa cháy nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng trong công tác PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở. Đồng thời, tiến hành tổ chức thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, đảm bảo 100% các cơ sở y tế phải được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC trước khi đi vào hoạt động theo quy định.


Bài và ảnh: Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]