(Baothanhhoa.vn) - Không ít lần lên chùa, vào phủ, tôi thường nghe một số người đi lễ nói với nhau đại ý rằng: Mua tờ công đức đặt vào mâm lễ để “bề trên” còn chứng. Tôi mơ hồ rằng có điều gì đó không phải ở đây.

Mua, bán công đức!

Không ít lần lên chùa, vào phủ, tôi thường nghe một số người đi lễ nói với nhau đại ý rằng: Mua tờ công đức đặt vào mâm lễ để “bề trên” còn chứng. Tôi mơ hồ rằng có điều gì đó không phải ở đây.

Mua, bán công đức!

Ảnh minh họa.

Lên mạng gõ từ khóa “công đức”, đa phần tài liệu tìm được viết về công đức như sau: Đức Phật dạy cho chúng ta tạo công đức bằng nhiều hành động như giúp đỡ (bố thí), sống và làm việc theo đạo đức (giới hạnh) và tu tập phát triển tâm (thiền tập). Khi đã hiểu được những khái niệm và phạm vi của công đức thì chúng ta sẽ biết cách tạo ra công đức bằng nhiều cách làm khác nhau. Những hành động chia sẻ, san sẻ, tặng, giúp đỡ, hiến, cứu giúp, tham gia việc thiện, nhường cơm, sẻ áo cho cha mẹ, bà con, anh em, hàng xóm, láng giềng, đồng hương, người lạ; nhường chỗ ngồi, xếp hàng cho người già, trẻ nhỏ, người bệnh, đến việc tha mạng, phóng sinh, cứu sống những loài sinh vật hay rừng cây đều là những công đức cao rộng. Những việc làm thiện lành không trái với luân thường đạo lý, không gây tội lỗi, không làm hại cho người khác, không gây khổ đau cho cha mẹ, anh em, bà con, láng giềng, đồng hương, người đáng kính, người xung quanh, không sát hại sinh vật, không phá hoại thiên nhiên, môi sinh... đều là những việc làm đạo đức mang tính tu dưỡng.

Những việc làm khiến cho tâm hồn thanh tịnh, gột sạch những bản chức “tham - sân - si” ra khỏi thân tâm. Tuy nhiên, công đức có được hay không cũng tùy thuộc vào tâm ý của người lúc thực hiện. Đó là, tâm phải là thiện lành, thanh tịnh trước khi, trong khi và sau khi làm những hành động công đức.

Như vậy có thể hiểu đơn giản, công đức là những việc làm nhằm gây công quả, do tự mình tạo ra bằng công sức của chính mình với cái tâm trong sáng. Nếu như không có khả năng để làm những việc này, thì có thể nhờ hoặc ủy quyền cho người khác làm. Trong các trường hợp cụ thể đối với khách đi lễ là nhờ chính quyền sở tại, cơ quan quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng làm hộ. Đây cũng là hình thức phổ biến hiện nay, khi đa phần con người bận rộn hơn rất nhiều.

Người phát tâm công đức có thể phát tâm bằng tiền, vật chất để các ban quản lý di tích sử dụng vào việc sửa sang, tôn tạo di tích khang trang hơn. Người phát tâm công đức có thể nhận phiếu ghi nhận công đức, có thể ban quản lý khắc tên lên bia, viết tên lên bảng... Tuy nhiên, nhiều người không nhận các hình thức này, với suy nghĩ công đức là việc tại tâm, không cần phải khoa trương.

Dùng từ “mua công đức” có cảm giác giống như là mua bó rau, con cá vậy. Nghĩa là một quá trình trao đổi, hai bên đều có nhu cầu, người mua đưa tiền, người bán đưa hàng hóa, trong trường hợp này là tờ giấy ghi nhận mức tiền, rất tầm thường.

Cách dùng từ như thế nào là quyền cá nhân, nhưng phải phù hợp, đúng bản chất. Muốn tạo công đức mà lại suy nghĩ và hành động giống như đi mua một món hàng hóa thì hóa ra chẳng dễ quá hay sao, “bề trên” nào có thể chứng cho được?.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]