(Baothanhhoa.vn) - Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hu nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát, với tổng diện tích gần 28.000 ha. Đây là KBTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Những năm qua, KBT đã có nhiều giải pháp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), vì vậy an ninh rừng luôn ổn định. Qua đó, bảo vệ nguyên vẹn tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen ở KBT.

Bảo vệ rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hu nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát, với tổng diện tích gần 28.000 ha. Đây là KBTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Những năm qua, KBT đã có nhiều giải pháp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), vì vậy an ninh rừng luôn ổn định. Qua đó, bảo vệ nguyên vẹn tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen ở KBT.

Bảo vệ rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù HuKhu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu thường xuyên phối hợp với các lực lượng tuần tra, kiểm tra an ninh rừng.

Hiện nay, vùng đệm của KBT có 54 thôn, bản, trong đó có 15 bản người Mông, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, cuộc sống của người dân phụ thuộc vào rừng, vì vậy nguy cơ dẫn đến mất an ninh rừng, cháy rừng là rất cao. Từ thực tế trên, những năm qua KBTTN Pù Hu đã có nhiều giải pháp BVR, PCCCR. Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2022 KBT đã triển khai đồng bộ, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia BVR, PCCCR và BTTN, với 98 cuộc họp tuyên truyền thông qua hình thức họp dân, cho trên 7.519 lượt người tham gia; cấp phát 250 tờ rơi, tờ gấp và tài liệu tuyên truyền đến các hộ gia đình, 82 buổi loa phát thanh tại 10 xã vùng đệm. Nội dung tuyên truyền được tập trung vào các bộ luật, văn bản luật, như: Luật Lâm nghiệp; Nghị định 156/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp; Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 1-1-2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng BVR chuyên trách và các văn bản khác liên quan đến công tác BTTN, BVR, PCCCR, công tác quản lý cưa xăng, nuôi nhốt động vật hoang dã, thu hồi súng săn, các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19...

Bên cạnh đó, KBT phân công các trạm kiểm lâm, kiểm lâm viên thực hiện nghiêm túc trực cháy rừng tại các xã giáp ranh rừng đặc dụng. Thường xuyên cập nhật thông tin vào sổ trực cháy và diễn biến, dự báo cháy qua vệ tinh. Phối hợp với các tổ đội BVR, PCCCR ở thôn, bản tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, canh gác lửa rừng, kiểm soát người không có nhiệm vụ vào rừng ở các vùng trọng điểm cháy, đặc biệt vào những ngày nắng nóng, có nguy cơ cháy rừng từ cấp IV trở lên, phát hiện sớm đám cháy để kịp thời dập tắt ngay khi mới phát sinh. Rà soát và đánh giá các vùng trọng điểm cháy rừng (chủ yếu là các khu vực rừng giáp ranh với khu sản xuất nương rẫy của Nhân dân, vùng có diện tích trảng cỏ tranh, lau lách và khu vực nứa khuy). Đồng thời, bổ sung và triển khai thực hiện phương án vùng trọng điểm cháy trên địa bàn do đơn vị quản lý. Tổ chức cho hơn 150 hộ gia đình có diện tích nương rẫy giáp ranh rừng đặc dụng ký cam kết không phát nương rẫy trái phép và không để xảy ra cháy rừng. Thành lập các tổ chốt tại các điểm có nguy cơ cháy cao, phân công trực 24/24h. Rà soát, sửa chữa, bổ sung hệ thống mốc giới và bảng niêm yết quanh ranh giới KBT. Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm về kỹ năng sử dụng máy định vị GPS, máy tính bảng, bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo, Google Earth, FRMS.

Công tác quản lý cưa xăng cũng được KBTTN Pù Hu chú trọng. KBT thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương 10 xã vùng đệm, các Hạt Kiểm lâm Quan Hóa, Mường Lát tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình có cưa xăng không sử dụng cưa xăng vào rừng khai thác gỗ trái phép. Tham mưu cho chính quyền địa phương đưa 130 cưa xăng vào quản lý tại các trạm kiểm lâm và UBND các xã. Công tác thống kê, quản lý chặt chẽ số gỗ làm nhà trong Nhân dân được tăng cường, kiên quyết không để xảy ra việc lợi dụng khai thác gỗ mới trong rừng đặc dụng... Bên cạnh đó, KBT tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng đệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân giao nộp súng săn và tổ chức thu hồi súng săn để bảo vệ động vật hoang dã. Công tác tuần tra, kiểm tra an ninh rừng và xử lý vi phạm luôn đặt lên hàng đầu. KBT đã chỉ đạo các trạm, kiểm lâm viên địa bàn cùng các tổ đội BVR tại các thôn, bản gần rừng đặc dụng tổ chức 882 lần tuần tra, kiểm tra an ninh rừng tại các tiểu khu còn giàu tài nguyên rừng, có nguy cơ xảy ra khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, cháy rừng cao. Phối hợp với các Hạt Kiểm lâm Quan Hóa, Mường Lát xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch BVR, PCCCR, ngăn chặn xâm lấn, phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép...

Do có nhiều giải pháp BVR, PCCCR nên từ đầu năm 2022 đến nay, toàn bộ diện tích rừng ở KBTTN Pù Hu quản lý luôn ổn định và phát triển, an ninh rừng được giữ vững, không có tụ điểm, điểm nóng về khai thác, vận chuyển gỗ trái phép, không để xảy ra cháy rừng.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]