Công bố nhiều tư liệu mới được giải mật về lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam
Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (trái) cùng các đại biểu xem xét khối tư liệu mới được giải mật. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bảng lương của các cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam thời điểm năm 1958, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên các chiến sỹ năm 1947 hay Sắc lệnh năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ về quy tắc trong quân đội quốc gia Việt Nam là một số những tư liệu quý giá mới được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước giải mật và công bố.
Ngày 4/12, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã giới thiệu khối tài liệu lưu trữ với chủ đề “80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam.” Đây là hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), thực hiện kế hoạch chương trình công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước năm 2024.
Công bố 150 tài liệu về Quân đội Nhân dân Việt Nam
Theo bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, khối tư liệu gồm khoảng 150 tài liệu, hình ảnh, được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ và khối tài liệu sựu tầm và các phông tài liệu ảnh phông: Bộ Ngoại giao, Thiếu tướng Hoàng Kiền, Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, Giáo sư Hoàng Minh Giám, Thiếu tướng Đặng Vũ Hiệp; tài liệu của các nhạc sỹ sáng tác các tác phẩm về về quân đội như Trọng Loan, Doãn Nho, Trọng Bằng.
Đây là minh chứng quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Buổi lễ công bố, giới thiệu khối tư liệu, hiện vật. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Khối tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III có các nội dung: Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, với những tài liệu tiêu biểu như: Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tháng 12/1944; Diễn văn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc ngày 22/12/1944 trong khu rừng Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám nhân ngày thành lập Đội Giải phóng quân đầu tiên; ảnh lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ở khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng) ngày 22/12/1944...
Về tổ chức bộ máy, cán bộ Bộ Quốc phòng và tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam có: Sắc lệnh số 28 ngày 15/3/1946 của Chủ tịch Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam về việc cử ông Tạ Quang Bửu sung chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Sắc lệnh số 34 ngày 25/3/1946 của Chủ tịch Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam về việc tổ chức Bộ Quốc phòng; Sắc lệnh số 60 ngày 6/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc Ủy ban Kháng chiến toàn quốc do Quốc hội truy nhận ngày 2/3/1946 nay đổi ra là Quân sự Ủy viên Hội; Công văn về tên gọi của Quân đội Nhân dân Việt Nam...
Một số tài liệu mới được giải mật. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Về Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam có Sắc lệnh số 33/QP ngày 22/3/1946 của Chủ tịch Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam về việc ấn định các cấp bậc, quân phục, phù hiệu, cấp hiệu cho lục quân của toàn quốc; Sắc lệnh số 71/SL ngày 22/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ về việc ấn định quy tắc trong quân đội quốc gia Việt Nam; Sắc lệnh số 124 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam về việc lập một Hội đồng thẩm sát cấp bậc...
Ngoài ra, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn có những tài liệu về chính sách, chế độ đối với bộ đội, dân quân: Sắc lệnh số 48 ngày 10/4/1946 của Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến về việc thiết lập trong toàn cõi Việt Nam một thứ đảm phụ đặc biệt gọi là “Đảm phụ Quốc phòng”; Sắc lệnh số 50 SL ngày 15/5/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc đặt Huân chương Quân công và Huân chương Chiến sỹ để thưởng cho tự vệ quân đội hoặc dân quân, các đơn vị quân đội, hay các đoàn thể dân quân, tự vệ đã lập được nhiều thành tích chiến đấu; Báo cáo của Hội đồng Phục viên trung ương về tình hình quân nhân chuyển ngành trong dịp biên chế tổ chức đưa người về sản xuất năm 1958...
Bảng lương hàng tháng của cán bộ quân đội. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Tới đây, công chúng cũng sẽ được tiếp cận những tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội Nhân dân Việt Nam; Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Giá trị to lớn về lịch sử, khoa học
Tiếp cận những tài liệu này, ông Võ Hồng Nam, con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ sự xúc động, khẳng định khối tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, khoa học.
“Những văn bản này thể hiện mục tiêu, tư tưởng giải phóng người dân, xây dựng quân đội và đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, Nhà nước. Nhìn lại khối tài liệu này khiến tôi nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, cha tôi và nhiều thế hệ lãnh đạo, chỉ huy, chiến sỹ. Khi còn sống, cha tôi từng đúc kết, kinh nghiệm hai cuộc kháng chiến là phát hiện được quy luật, hành động và thực hiện đúng quy luật mới thành công. Mong những tư liệu quý này sẽ được lưu giữ, phổ biến để giới khoa học và thế hệ trẻ tiếp tục nghiên cứu, phát huy giá trị,” ông Võ Hồng Nam nói.
Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Trần Trung Kiên, Phó Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước cho rằng đây là khối tư liệu được tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III dày công sưu tầm, bảo quản. Tài liệu phản ánh đầy đủ quá trình từ lúc hình thành, phát triển và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
“Đây là nguồn thông tin quý không chỉ cho công tác nghiên cứu mà ngay cả việc quản lý, điều hành trong giai đoạn ngày nay về hoạt động quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước. Cơ quan lưu trữ sẽ cam kết bảo quản trong điều kiện tốt nhất, phát huy giá trị của khối tài liệu này và lưu giữ cho nhiều thế hệ mai sau,” ông Kiên nói.
Hiện vật của cán bộ, chiến sỹ đi B. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III khẳng định bộ tài liệu phản ánh quá trình hình thành, xây dựng, chiến đấu và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào tháng 12/1944 dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, cho đến những chiến công vang dội trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hòa bình.
“Những tài liệu này không chỉ là minh chứng cho sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là nguồn tư liệu quý giá về các chiến công lịch sử, chính sách quốc phòng và sự cống hiến của quân đội trong công cuộc bảo vệ đất nước,” bà Trần Việt Hoa cho biết.
Các tài liệu gốc, tiêu biểu công bố, giới thiệu đã được chọn lựa và cân nhắc kỹ từ các phông lưu trữ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành. Trong đó có các tài liệu gốc, tài liệu tiêu biểu, chính thống như bản thảo viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến các văn bản được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký; tài liệu về tổ chức bộ máy, cán bộ Bộ Quốc phòng; hồ sơ của cán bộ đi B.
Theo đó, người dân có nhu cầu tìm hiểu bộ tài liệu có thể đến trực tiếp tại Trung Lưu trữ Quốc gia III, mang theo căn cước công dân để làm các thủ tục theo quy định. Thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-04 09:52:00
Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác
-
2025-01-02 13:39:00
Quân y Biên phòng Thanh Hóa khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới
-
2024-12-03 10:16:00
Quân đội là lực lượng tiên phong trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Triển khai công tác chuẩn bị kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Ấm áp “cha nuôi” biên phòng
Nghĩa vụ quân sự: Trách nhiệm không của riêng ai! (Bài cuối) - Để phát huy trách nhiệm “tròn khâu”
Khen thưởng đột xuất cho Công an huyện Triệu Sơn
Quy định tuổi nghỉ hưu của sỹ quan quân đội phù hợp tính chất, địa bàn công tác
Tiếp tục đẩy mạnh tốt phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”
Nghĩa vụ quân sự: Trách nhiệm không của riêng ai! (Bài 2) - Khi luật đi vào cuộc sống
100% đại biểu có mặt biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân
Nghĩa vụ quân sự: Trách nhiệm không của riêng ai! (Bài 1) - Không để “nhờn” luật