(Baothanhhoa.vn) - Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài vai trò trong y học đối với loài người, thuốc chống vi khuẩn còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật cũng như cho mục đích sản xuất… 

Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa

Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài vai trò trong y học đối với loài người, thuốc chống vi khuẩn còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật cũng như cho mục đích sản xuất…

Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa

Tình trạng sử dụng thuốc và kháng sinh không hợp lý dẫn đến kháng thuốc rất phổ biến hiện nay.

Việc sử dụng kháng sinh có lợi ích vô cùng to lớn trong điều trị bệnh khi được kê đơn và điều trị đúng. Tuy nhiên, những loại thuốc này được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc (hay kháng kháng sinh) không chỉ là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội đối với sức khỏe cộng đồng. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

Thực trạng đáng báo động

Thống kê của các cơ quan chuyên môn, có đến 80-90% người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi đã sử dụng kháng sinh ở nhà không hiệu quả. Có em mới chỉ 2-3 tuổi, bị viêm phổi nhưng đã “làm khó” các bác sĩ khi phải dùng đến kháng sinh thế hệ 2, 3 (loại mạnh) mới khỏi. Các trường hợp này đều có “kịch bản” khá giống nhau: Thấy con sốt cao, bố mẹ nghĩ con bị viêm phế quản, tự ý mua kháng sinh về cho con uống. Những lần ốm trước, họ đều tự điều trị cho con bằng cách đó, nhưng lần này uống thuốc mãi không đỡ. Theo lời gợi ý của người bán thuốc, họ cũng đổi qua vài loại kháng sinh nghe nói “tốt hơn, thế hệ cao hơn”, đồng thời cũng đắt tiền hơn. Chỉ đến khi con sốt cao mệt lả mới đưa đến bệnh viện, xét nghiệm thì đã kháng kháng sinh nghiêm trọng.

Một kết quả khảo sát của ngành y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy, nhận thức về kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn (88% thành thị và 91% nông thôn). Người dân mua kháng sinh tại các nhà thuốc dễ như mua rau ngoài chợ.

Khảo sát tại một số cửa hàng thuốc trên địa bàn tỉnh, cứ khoảng 5 khách hàng vào mua thuốc thì có tới 4 người không mang theo đơn. Điều đáng nói là hầu hết người mua hoàn toàn tin tưởng vào sự tư vấn của người bán hàng. Chị Lê Thị Hải (TP Thanh Hóa) cho biết: Mỗi khi bị cảm cúm hay sốt thì tôi chỉ ra hiệu thuốc mua vài liều uống, nếu không khỏi tôi lại đổi thuốc khác… Khi hỏi thế không có đơn của bác sĩ mà vẫn mua được thuốc kháng sinh à – chị cười, ra cửa hàng thuốc chỉ cần nói bệnh thôi là có thuốc trị bệnh cho mình ngay.

Thói quen tự khám bệnh, kê đơn thuốc cho mình, hoặc nhờ tư vấn của nhân viên nhà thuốc để sử dụng thuốc, mà không cần đơn thuốc của bác sĩ của người bệnh trong thời gian qua đã khiến tình trạng kháng thuốc gia tăng ở mức báo động. Tuy nhiên, những người làm công tác quản lý cũng “gặp khó” khi hàng ngày, hàng giờ vẫn xuất hiện nhiều đơn thuốc dùng kháng sinh không hợp lý, những nhà thuốc vẫn công khai bán thuốc kháng sinh tùy tiện.

Ông Phạm Ngọc Thơm, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tình trạng sử dụng thuốc và kháng sinh không hợp lý dẫn đến kháng thuốc rất phổ biến hiện nay. Ngoài nguyên nhân do trình độ chuyên môn của người thầy thuốc, còn có nhiều yếu tố như điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở cơ sở y tế tuyến huyện, xã còn yếu, nhất là ở khu vực vùng sâu vùng xa. Ở đây các cơ sở không có đủ các trang bị cần thiết như máy định danh vi khuẩn, không có điều kiện làm kháng sinh đồ, từ đó bác sĩ khó cân nhắc đúng mức độ kháng thuốc để kê đơn điều trị đúng. Bên cạnh đó, mặc dù đã có quy định bắt buộc các nhà thuốc chỉ được bán kháng sinh theo đơn, bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh trong những trường hợp cần thiết, nhưng kháng sinh vẫn được bán một cách bừa bãi. Nguyên nhân là do nhận thức về sự nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng còn hạn chế, công tác quản lý nhà nước về dược phẩm còn lỏng lẻo, chế tài xử lý chỉ là phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe đối với những đơn vị sai phạm.

Phòng chống kháng thuốc – Hãy dùng thuốc kháng sinh có trách nhiệm!

Mỗi một loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số nhóm vi khuẩn, nếu chọn kháng sinh không có tác dụng mạnh đối với nhóm vi khuẩn đang gây bệnh để điều trị thì không những không hiệu quả mà còn gây ra những bất lợi khác như làm cho kháng sinh đó dễ bị kháng thuốc đối với những nhóm vi khuẩn. Một trong những sai lầm rất phổ biến hiện nay là khi bị cảm cúm, người ta hay dùng thuốc kháng sinh để điều trị ngay cả khi không có chỉ định của thầy thuốc. Bệnh cúm do virut gây ra, khi dùng kháng sinh để điều trị bệnh cảm lạnh hoặc những bệnh do nhiễm virut không những không có tác dụng mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Sử dụng kháng sinh thường xuyên khi không có dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn sẽ tạo nên những dòng vi khuẩn không đáp ứng với điều trị. Điều này được gọi là sự kháng thuốc của vi khuẩn mà chúng ta thường gọi là “nhờn thuốc”. Khi một loại vi khuẩn “nhờn” một loại kháng sinh nào đó tức là kháng sinh đó đã bị mất tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của loại vi khuẩn đó. Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc thường xảy ra khi một loại kháng sinh được sử dụng trong thời gian dài. Việc các thầy thuốc lạm dụng kháng sinh phổ rộng trong điều trị dễ làm cho vi khuẩn kháng thuốc nhanh hơn với loại kháng sinh đó. Tình trạng dùng thuốc kháng sinh không đủ liều, không đủ thời gian quy định hiện nay rất phổ biến và làm cho nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc gia tăng… Kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị, là nguy hiểm lớn đối với sự sống của con người, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế và sự phát triển bền vững của xã hội. Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và tốn kém chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc cũng như nghiên cứu sản xuất kháng sinh mới. Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu cứ tiếp tục theo đà này thì trong tương lai không xa, chúng ta sẽ chẳng còn “vũ khí” kháng sinh nào để chống lại vi khuẩn. “Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” - là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam (nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới).

Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa

Tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân tại Trạm Y tế xã Thiên Phủ (Quan Hóa).

Tại Thanh Hóa, Sở Y tế đã đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống kháng thuốc với thông điệp: Chấm dứt lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách; chỉ sử dụng kháng sinh khi có đơn thuốc bác sĩ; không hành động hôm nay ngày mai không có thuốc chữa… nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng sinh và kháng thuốc, cam kết sử dụng kháng sinh theo toa chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kê đơn của bác sĩ; Bán thuốc theo đơn tại các bệnh viện, nhà thuốc; Tăng cường kiểm soát, quản lý sử dụng kháng sinh; Bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh khi cần thiết, không lạm dụng việc kê đơn và sử dụng thuốc; Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, Nhà thuốc; Điều dưỡng, kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thực hiện tốt việc kiểm soát nhiễm khuẩn để hạn chế việc dùng kháng sinh khi không cần thiết… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền khuyến cáo người bệnh chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; Khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, người bệnh phải uống đủ liều lượng đã được kê, đúng thời gian trong đơn thuốc… Đây là các hoạt động rất thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của mọi người trong việc sử dụng kháng sinh vì sức khỏe của mọi người.

Hà Phương


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]