(Baothanhhoa.vn) - "Chúng tôi nhận thấy rằng từ cơ sở đến huyện, ở nơi nào cán bộ công chức có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết tâm lớn và tập trung thực hiện nhiệm vụ tốt thì nơi đó ở các mặt, các lĩnh vực đều có tiến triển rất tốt”, đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, khẳng định.

Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 2): Cán bộ người DTTS ở các huyện vùng cao biên giới

"Chúng tôi nhận thấy rằng từ cơ sở đến huyện, ở nơi nào cán bộ công chức có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết tâm lớn và tập trung thực hiện nhiệm vụ tốt thì nơi đó ở các mặt, các lĩnh vực đều có tiến triển rất tốt”, đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, khẳng định.

Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 2): Cán bộ người DTTS ở các huyện vùng cao biên giớiBí thư Đảng ủy xã Nhi Sơn Lâu Văn Đức (thứ 2 từ phải sang) cùng phóng viên Báo Thanh Hóa trao đổi, trò chuyện với bà con bản Chim. Ảnh: P.V

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

Về xã Nhi Sơn, chúng tôi gặp anh Lâu Văn Đức (sinh năm 1979), nguyên là Phó Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi vừa được điều động, luân chuyển và bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Nhi Sơn.

Nhi Sơn là xã có hơn 98% đồng bào dân tộc Mông, Bí thư Lâu Văn Đức cũng là người Mông, vì thế, anh hiểu quá rõ phong tục, tập quán, tư tưởng của bà con. Muốn thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của đồng bào thì không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, “cầm tay chỉ việc” mà còn phải thay đổi lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ cơ sở; không chỉ có trình độ, năng lực mà còn phải có sự nhiệt tình, trách nhiệm thì bà con mới làm theo. Vì vậy, khi nhận nhiệm vụ mới về xã Nhi Sơn vào tháng 9/2023, Bí thư Đảng ủy Lâu Văn Đức đã nghĩ đến việc đầu tiên đó là đề xuất cấp có thẩm quyền kiện toàn lại các chức danh chủ chốt cấp xã và trưởng các đoàn thể. Đến nay, bộ máy tổ chức đi vào hoạt động ổn định, với 100% cán bộ công chức có trình độ đại học, cán bộ bán chuyên trách có trình độ từ cao đẳng trở lên. Đồng thời, 5/6 bản đã thực hiện việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng bản. Đây cũng là yếu tố quan trọng để Nhi Sơn thực hiện thắng lợi phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng nông thôn mới (NTM). Năm 2023, bản Chim, xã Nhi Sơn đã về đích NTM. Năm 2024, 3 bản: Kéo Hượn, Lốc Há, Pá Hộc đăng ký xây dựng, phấn đấu về đích NTM.

Ở điểm cuối cùng của huyện Mường Lát, xã Mường Chanh đang nỗ lực về đích NTM cuối năm 2024. Tiếp xúc với Chủ tịch UBND xã Mường Chanh, Bùi Văn Nhân, người có gần 10 năm gắn bó với Mường Lát, tôi cảm nhận ở chàng trai người dân tộc Mường, quê ở huyện Ngọc Lặc, sự nhiệt tình của tuổi trẻ, trách nhiệm, nỗ lực với công việc và được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, bà con đồng bào các dân tộc quý mến. Từ câu chuyện của Bí thư Đảng ủy xã Nhi Sơn, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh để thấy việc sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ, đặc biệt cán bộ là người DTTS có trình độ, tâm huyết là những gì mà Mường Lát hôm nay đã và đang thực hiện, mong muốn đổi thay để hiện thực hóa khát vọng sớm đưa Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2030.

Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Mường Lát Lương Thị Tuân, cho biết: Thời gian qua, Ban Tổ chức Huyện ủy đã chủ động, tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức các xã, thị trấn giai đoạn 2021-2025; ban hành Đề án số 05-ĐA/HU, ngày 12/10/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng, củng cố tổ chức đảng và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045. Ban Tổ chức Huyện ủy thường xuyên rà soát, tham mưu, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ.

Đến nay, tổng số cấp ủy viên cấp xã là người DTTS có 109/120 người; ủy viên ban thường vụ cấp xã là người DTTS có 36/43 người; tham gia HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 có 201/208 người. Trong công tác quy hoạch, nhiệm kỳ 2020-2025, 2025-2030 đã có 95/1.032 lượt cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) là người DTTS ở cơ sở được quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh lãnh đạo, quản lý, góp phần xây dựng, tạo nguồn kế cận cán bộ cơ sở ổn định. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã cử 1.812 lượt CB,CC,VC cấp xã là người DTTS đi đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử CB,CC là người DTTS ở cơ sở là 170 lượt; luân chuyển, điều động 17 lượt.

Đánh giá lại công tác cán bộ trên địa bàn huyện Mường Lát thời gian qua, đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chia sẻ: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Lát hằng khóa đều ban hành Nghị quyết, kế hoạch riêng về đội ngũ cán bộ, trong đó quan tâm rất lớn đến xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, nhất là tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc những dân tộc hiện nay được xếp vào nhóm đặc biệt khó khăn như Mông, Dao, Khơ Mú. Hiện nay, ở khối đảng, đoàn thể cấp huyện chiếm 75% cán bộ DTTS, khối UBND có khoảng 45% cán bộ DTTS; các chức danh lãnh đạo cấp ủy, HĐND, UBND các xã, thị trấn đều có trình độ đại học, trung cấp lý luận chính trị trở lên. Chất lượng đội ngũ CB,CC ở cơ sở ngày càng cao và trẻ hóa, được sắp xếp, bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn. Ở nơi nào CB,CC có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết tâm lớn và tập trung thực hiện nhiệm vụ tốt thì nơi đó ở các mặt, các lĩnh vực đều có tiến triển rất tốt".

Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã - thước đo năng lực

Sau khi huyện Quan Hóa thực hiện sáp nhập xã Hồi Xuân và thị trấn Quan Hóa thành thị trấn Hồi Xuân; xã Phú Nghiêm và xã Xuân Phú thành xã Phú Nghiêm; xã Phú Xuân và xã Thanh Xuân thành xã Phú Xuân vào năm 2019, toàn huyện có hơn 60 CB,CC cấp xã dôi dư. Để bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ dôi dư, ở cấp xã trên địa bàn huyện Quan Hóa, thực hiện dừng bổ sung các chức danh khối đoàn thể để đưa đội ngũ cán bộ dôi dư sang làm việc, giữ các chức vụ trong khối đoàn thể. Vì vậy, từ năm 2019 đến năm 2023, huyện Quan Hóa đã sắp xếp xong đội ngũ cán bộ dôi dư về làm việc ở các xã, một số đồng chí được điều động, bổ sung, giữ các chức vụ khối đảng, chính quyền, đoàn thể cấp huyện. Đây cũng là dịp để sắp xếp, kiện toàn, đánh giá, nhìn nhận lại trình độ năng lực của đội ngũ CB,CC cơ sở. Hiện nay, khối cơ quan, đoàn thể cấp huyện, CB,CC là người DTTS chiếm hơn 70%.

Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 2): Cán bộ người DTTS ở các huyện vùng cao biên giớiHội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Hóa về công tác cán bộ năm 2024.

Thời gian qua, huyện Quan Hóa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại đội ngũ CB,CC,VC và tinh giản biên chế gắn với đề án vị trí việc làm. Đại hội Đảng bộ huyện Quan Hóa lần thứ XXIII đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 34 đồng chí, trong đó người DTTS có 14 đồng chí, chiếm 41,2%. Toàn huyện hiện có 1.561 CB,CC,VC, người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Công tác luân chuyển, điều động, sắp xếp, bố trí cán bộ được triển khai tích cực, đúng quy trình và có chuyển biến mới. Nhìn chung, đội ngũ CB,CC,VC trong huyện đảm bảo về số lượng, chất lượng, cán bộ nữ, cán bộ trẻ tuổi, cán bộ người DTTS có cơ cấu hợp lý; phần đông đội ngũ CB,CC,VC có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh, chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp từng bước được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Bàn về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trên địa bàn huyện trong thời gian tới, đồng chí Hà Văn Thủy, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quan Hóa cho biết: Huyện Quan Hóa tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2028 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với nhiệm vụ mới” gắn với sự sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI (khóa XII) và các Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Hóa về công tác cán bộ. Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác cán bộ, nhất là việc thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 theo quy định và công tác rà soát luân chuyển cán bộ để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, bố trí, sắp xếp nhân sự cho cấp ủy và các vị trí trong cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030, trong đó đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ là người DTTS... Huyện Quan Hóa tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024, năm 2025, đưa huyện Quan Hóa sớm thoát khỏi huyện nghèo và sớm trở thành huyện khá trong khu vực miền núi của tỉnh.

Trên hành trình về với miền tây Thanh Hóa, chúng tôi còn được biết đến những cán bộ đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương như các đồng chí: Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mường Lát; Hà Thị Hương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa; Lương Thị Hạnh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Quan Sơn; Lương Thị Hoa, Bí thư Huyện ủy Như Xuân... Họ là những người con của đồng bào DTTS tâm huyết, trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo, chung tay cùng hệ thống chính trị xây dựng vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa đổi mới, phát triển.

Kiều Huyền - Ngọc Huấn

Bài cuối: “Coi trọng chất lượng hơn số lượng”.

Tin liên quan:
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 2): Cán bộ người DTTS ở các huyện vùng cao biên giới
    Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 1): Chọn “hạt ...

    Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, từ đó đưa các chương trình, dự án, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]