Triệu Sơn tập trung “gỡ khó” để phát triển cụm công nghiệp
Nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn, huyện Triệu Sơn đã và đang tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất công nghiệp, coi đây là phương châm tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Hiện nay, địa phương đang tập trung đồng hành, “gỡ khó” cùng nhà đầu tư trong công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (CCN); tạo mặt bằng sạch thu hút các dự án sản xuất, kinh doanh đúng hướng.
Sản xuất vật liệu xây dựng tại Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, gạch bê tông của Tổng Công ty Hà Thanh tại CCN liên xã Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền.
Nằm trên tuyến đường nối Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, lại có quỹ đất nông nghiệp tiếp giáp có thể mở rộng trong quy hoạch tầm nhìn, CCN Hợp Thắng (nằm trên địa bàn xã Hợp Thắng và Vân Sơn) được đánh giá có nhiều tiềm năng về thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Với diện tích 70 ha, CCN này có tổng mức đầu tư 525 tỷ đồng và được định hướng phát triển nhiều ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao. Trong thời gian qua, mặc dù đang trong thời gian làm thủ tục đầu tư nhưng đã có một số nhà đầu tư từ Nhật Bản, Đài Loan tới khảo sát vị trí và ngành nghề được quy hoạch.
Tuy nhiên, dự án đã bị “lỡ nhịp” với các nhà đầu tư này khi hạ tầng kỹ thuật bị chậm tiến độ theo phê duyệt chủ trương đầu tư ban đầu. Nguyên nhân là do những năm vừa qua, địa phương thiếu hạn mức chuyển đổi đất trồng lúa 2 vụ để làm cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng đất, do đó chưa có đủ cơ sở để tiến hành thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Trước tính cấp bách của nhu cầu đầu tư, UBND huyện Triệu Sơn đã tiến hành các bước thủ tục xin nâng hạn mức chuyển đổi đất trồng lúa 2 vụ. Tháng 9/2023 vừa qua, “nút thắt” này đã được tháo gỡ khi dự án đã được HĐND tỉnh chấp thuận đưa vào danh mục chuyển mục đích đất trồng lúa. Hiện nay, dự án đã được triển khai ký cam kết bố trí vốn thực hiện GPMB. Hội đồng bồi thường GPMB dự án cũng đã hoàn thành công tác kiểm kê, lập dự toán và đang phối hợp cùng chủ đầu tư hoàn thành công tác bồi thường, GPMB cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất, tài sản trên đất bị ảnh hưởng bởi dự án. Dự kiến trong tháng 1/2024, dự án sẽ bàn giao mặt bằng sạch.
Ông Trần Văn Hệ, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Trường Đại Lộc, chia sẻ: “Chúng tôi đang rất sẵn sàng về tài chính, nhân lực để chuẩn bị cho công tác đầu tư. Hiện nay, doanh nghiệp đang bố trí lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật thường trực tại địa phương để có thể giải quyết nhanh các công việc phát sinh trong công tác GPMB. Với tiến độ được hỗ trợ tích cực như hiện nay, doanh nghiệp dự kiến sẽ đưa CCN vào hoạt động ngay trong quý IV/2025 - sớm hơn tiến độ theo phê duyệt điều chỉnh. Cùng với hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp cũng đề nghị sau khi hoàn thành công tác GPMB sẽ được các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa tạo thuận lợi trong các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng để dự án sớm đi vào hoạt động”.
Ngoài CCN Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn còn có CCN liên xã Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền với diện tích khoảng 50 ha do Công ty TNHH Đầu tư Triệu Lộc làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng. Tuy chưa được đầu tư hạ tầng khung CCN, nhưng CCN này đã được ngân sách huyện đầu tư một số hạng mục hạ tầng cơ bản với mức đầu tư 37 tỷ đồng. Hiện nay, CCN này đã thu hút được 7 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng doanh thu hằng năm ước đạt gần 600 tỷ đồng và tạo việc làm cho 1.800 lao động. Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN này tạm thời chưa triển khai thực hiện được do không đủ chỉ tiêu chuyển đổi đất trồng lúa. Để sớm giải quyết khó khăn này, UBND huyện đã rà soát và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh để được giao thêm chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng tiếp tục cho huyện Triệu Sơn giảm chỉ tiêu đất chuyển trồng lúa để ưu tiên thực hiện dự án.
Ngoài 2 CCN đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, trên địa bàn huyện Triệu Sơn còn có 8 CCN khác đã được quy hoạch và tích hợp tại Quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Sơn đến năm 2045 và Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Một số CCN được hình thành từ trước đã có doanh nghiệp hoạt động, điển hình như CCN Đồng Thắng đã cơ bản được lấp đầy; CCN Nưa đã thu hút được Dự án Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông Asphalt, gạch không nung của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Bắc Nam với diện tích 3,3 ha...
Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại vị trí các CCN đã có quy hoạch nhưng chưa đủ điều kiện thành lập CCN hoặc chưa đủ điều kiện triển khai hạ tầng do chưa có đủ hạn mức chuyển đổi đất lúa, địa phương đang tập trung nâng cao công tác quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp chấp hành và đáp ứng tốt các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy để hoạt động ổn định. Địa phương cũng tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, giải quyết dứt điểm và kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 14:38:00
Sát hạch kỹ năng vận hành tại Nhà máy thủy điện Trung Sơn
-
2023-12-08 09:44:00
Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, kinh doanh cuối năm
Kết nối, mở hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp sản xuất đá vật liệu xây dựng vượt khó
Tổ chức TCVM Thanh Hóa: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ kinh doanh
Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ năm 2023”
Khơi thông nguồn vốn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Doanh nghiệp cần quan tâm nắm bắt sớm cơ hội chuyển đổi số
2 đề tài của Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn được cấp chứng nhận sáng kiến
Thương mại điện tử đưa thương hiệu nông sản vươn xa
Đào tạo, hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp