Trái ngọt nông thôn mới và OCOP: Nối dài những thành tựu
Như thường lệ vào mỗi dịp cuối năm, các cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh lại tất bật các khâu thủ tục hồ sơ cho công tác thẩm định các xã, huyện về đích NTM các cấp độ. Trước vài ngày của mỗi hội nghị xét chọn sản phẩm OCOP hoặc thẩm định NTM, ánh đèn làm việc tại các phòng nơi đây đều sáng đến nửa đêm. Bởi trên thực tế, các địa phương có 1 năm để nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí nên thường dồn việc thẩm định vào dịp cuối năm khi đã có thành quả.
Bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) được đầu tư theo Chương trình XDNTM để phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: CTV
Với sự nỗ lực từ nhiều phía, trong năm 2023 vừa qua, toàn tỉnh có thêm thị xã Bỉm Sơn hoàn thành nhiệm vụ XDNTM (đạt 100% kế hoạch về đơn vị cấp huyện), 14 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 33 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 150% kế hoạch xã nâng cao) và 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Về sản phẩm OCOP, trong năm, toàn tỉnh có thêm 156 sản phẩm được công nhận, đạt 127% kế hoạch, đưa Thanh Hóa trở lại vị trí thứ 2 cả nước về số lượng. Điều đáng mừng là những ngày cuối năm, nhiều xã không trong lộ trình về đích các cấp độ NTM 2023 nhưng vẫn có văn bản đề nghị được thẩm định vì đã vượt kế hoạch mốc thời gian thực hiện. Do quá nhiều hồ sơ và phải triển khai công tác kiểm tra theo quy định nên có thêm 1 hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn năm 2023 được chuyển sang năm 2024. Trong đợt này, sẽ có thêm hồ sơ để các ngành thẩm định cho 2 xã NTM, 6 xã NTM nâng cao và 2 xã NTM kiểu mẫu.
Để có được thành quả này, ngay từ đầu năm, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh chỉ đạo tháo gỡ nhiều tiêu chí khó, triển khai hiệu quả nhiệm vụ XDNTM trên hầu khắp các vùng miền. Trong công việc nội bộ, đơn vị cũng phân công rõ trách nhiệm và thời gian hoàn thành nhiệm vụ đến từng phòng, cán bộ, viên chức. Từ đó, hàng tháng, hàng quý, văn phòng đều tổ chức giao ban triển khai những nhiệm vụ cụ thể, đồng thời đề ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Theo ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh: “Năm 2023 tiếp tục ghi nhận thời điểm khó khăn trong XDNTM bởi phải thực hiện theo bộ tiêu chí mới với các chỉ tiêu nâng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Mặt khác, những xã đồng bằng và có điều kiện thì đa phần đã đạt chuẩn, những địa phương cần về đích trong năm chủ yếu là xã khó khăn, hạ tầng cơ sở kém phát triển, thuộc khu vực miền núi ít tiềm lực. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các địa phương, người dân nên XDNTM vẫn đạt những kết quả ấn tượng”.
“Thành quả nổi bật nhất trong XDNTM năm qua là phong trào Nhân dân tình nguyện hiến đất. Trên khắp các vùng quê trong tỉnh, phong trào đồng hành XDNTM đã thực sự đi vào tiềm thức, được người dân ủng hộ. Từ đó, các hộ dân đã sẵn sàng phá bỏ những công trình, cây cối, hy sinh quyền lợi gia đình và cá nhân vì mục đích cao hơn là phát triển toàn xã hội” - cũng theo Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh Cao Văn Cường cho biết.
Trên thực tế, bộ mặt nông thôn ở hầu khắp các vùng quê trên địa bàn tỉnh đang đổi mới từng ngày. Không chỉ những tuyến đường khang trang rộng mở do hiến đất, mà chất lượng cuộc sống, phong trào văn hóa văn nghệ, điều kiện kinh tế... cũng thay đổi tích cực nhờ NTM. Ở tận xã Nam Xuân của huyện vùng biên Quan Hóa, dấu ấn NTM như hiển hiện trên từng mái nhà, từng con ngõ và mọi mặt đời sống tại bản Bút. Được định hướng phát triển NTM gắn phát triển du lịch cộng đồng, sau khi đạt chuẩn NTM vào năm 2018, cán bộ và Nhân dân tiếp tục quyết tâm xây dựng quê hương mình thành bản NTM kiểu mẫu. Đến nay, nhờ phong trào hiến đất, toàn bộ tuyến đường chính quanh bản đều được mở rộng và 100% bê tông hóa. Hơn 100 nếp nhà sàn trong bản được vận động lưu giữ, trong đó có 5 hộ gia đình phát triển các dịch vụ lưu trú và du lịch cộng đồng. Cây luồng, cây nứa được các cụ cao niên đan thành những vật dụng và đồ thủ công mỹ nghệ bán cho du khách. Hồ Pha Đay trong xanh, 10 ha lúa nương quanh bản cũng được khai thác làm du lịch trải nghiệm. Đời sống đồng bào Thái địa phương nhờ đó cũng ngày càng khá giả nhờ các nguồn thu.
Trước những đổi thay tích cực nhờ NTM, trưởng bản Bút – ông Hà Công Chức, mừng vui cho hay: “Xây dựng bản NTM kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương đã cho những kết quả rõ nét. Nhà văn hóa khang trang, hạ tầng giao thông chẳng kém dưới đồng bằng. Đáng nói là tư duy của người dân được thay đổi, 106 hộ với 470 nhân khẩu đã đồng thuận chung tay góp sức thực hiện các tiêu chí. Có tới 2 đội văn nghệ trong bản được thành lập theo tiêu chí văn hóa, nay liên tục biểu diễn cho khách du lịch vào buổi tối. Cảnh quan môi trường sạch đẹp, đời sống đồng bào đang khởi sắc từng ngày”.
Trên bình diện toàn tỉnh, thành quả đạt được trong XDNTM thời điểm khó khăn vừa qua góp phần đưa số liệu lũy kế toàn tỉnh đến hết năm 2023 lên 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 360 xã và 717 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 90 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 17 xã và 411 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 464 sản phẩm OCOP được công nhận 3-4 sao, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao.
Từ những kết quả đạt được và diễn biến trên thực tế, trong năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 1 huyện, 17 xã, 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 2 huyện, 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã, 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 - 4 sao, trong đó, 3 sản phẩm OCOP được xếp hạng 5 sao.
Lê Đồng
{name} - {time}
-
2025-01-13 07:30:00
Việt Nam giành 17 huy chương Olympic Hóa học châu Á 2025
-
2025-01-13 07:27:00
Bổ sung 522 chuyến bay cung ứng dịp Tết Nguyên đán 2025
-
2024-02-11 06:29:00
Ước mơ, niềm tin và câu chuyện truyền cảm hứng
Duyên EVN
Choáng ngợp xứ Thanh
Đảm bảo pháp luật thượng tôn
Cán bộ hải quan làm việc xuyên tết, thông quan nhanh chóng hàng hóa xuất nhập khẩu
Đoàn kết, quyết tâm cao, phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024
Mua muối – Nét đẹp đầu năm mới
Mùa xuân cho em
Người dân Thanh Hóa háo hức chào đón năm mới Giáp Thìn 2024
Giao thừa không nghỉ của những người phía sau ống kính