(Baothanhhoa.vn) - Tin giả đã trở thành vấn nạn, lây lan và hoành hành, nhiều khi chỉ là một thứ trò đùa quá chớn, nhưng trong nhiều trường hợp đã trở thành vũ khí để các đối tượng triệt hạ nhau.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng sức răn đe chống tin giả

Tin giả đã trở thành vấn nạn, lây lan và hoành hành, nhiều khi chỉ là một thứ trò đùa quá chớn, nhưng trong nhiều trường hợp đã trở thành vũ khí để các đối tượng triệt hạ nhau.

Tăng sức răn đe chống tin giả

Một doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt bỗng gặp đại họa khi tin giả lây lan trên mạng xã hội, doanh nghiệp bị gán cho nhiều chuyện thị phi và mất dần khách hàng. Gỡ được vạ thì má đã sưng, khi ấy doanh nghiệp đã đối mặt phá sản rồi. Câu chuyện ấy từng xảy ra với một doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản và là một trong số nhiều nạn nhân của tin giả thời gian qua.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra, khi làm rõ thêm vấn đề liên quan đến việc quản lý tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh: Hậu quả của tin giả, tin sai sự thật khôn lường, không chỉ là mối đe dọa đối với nền kinh tế, mà còn tác động tiêu cực tới tâm trạng xã hội và an ninh trật tự; thậm chí đe dọa trực tiếp đến chủ quyền quốc gia và an ninh toàn cầu. Trong đó, có những thông tin gây thiệt hại ước tính nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán...

Đáng nói, trên mạng xã hội còn nổi lên một số hành vi khác như lập, sử dụng hội nhóm tiêu cực, tác động gây nhận thức lệch lạc, kích động hành vi lệch chuẩn, bạo lực; cố xúy hủ tục, mê tín, đồi trụy, kích dục...

Tin giả đáng sợ như thế, nhưng chế tài xử lý thì lại chưa đủ sức răn đe. Theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, mức phạt áp dụng cho hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân chỉ từ 10 đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua có rất nhiều người vi phạm đăng, phát tin giả trên mạng xã hội, nhưng chủ yếu cơ quan chức năng chỉ xử phạt mức 7,5 triệu đồng, yêu cầu gỡ bỏ thông tin.

Mức phạt như thế là quá nhẹ, sẽ chẳng có mấy ai sợ cả. Chưa kể, nếu người đăng tin giả vì những mục đích triệt hạ kinh tế người khác để có lợi cho mình, thì số tiền này rất nhỏ so với lợi ích kinh tế mà họ có được.

Xử phạt như thế có lý do bởi về cơ bản, thông tin ngụy tạo trên các nền tảng mạng xã hội được xác định vẫn chỉ là chưa đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thực tế tác động của nhiều thông tin rất khủng khiếp. Với quy định hiện hành, rất khó để xác định thông tin như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng và nếu như muốn xử lý ở mức cao hơn cũng rất khó. Còn nếu chỉ xử lý ở mức độ phạt hành chính thì việc tái phạm là khả năng cao.

Đại tướng Lương Tam Quang đặt vấn đề: Chỉ cần thực hiện hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Bộ Công an đang kiến nghị sửa đổi quy định theo hướng không cần xem xét đến hậu quả vẫn có thể xử lý những vi phạm này. Như vậy đồng nghĩa với việc nhiều người tạo ra tin giả, lan truyền tin giả sẽ không còn dừng lại ở mức bị phạt hành chính nữa, mà người vi phạm sẽ trở thành tội phạm, đối diện với hình thức xử lý hình sự. Như thế sức răn đe sẽ lớn hơn. Chúng ta chờ đợi điều đó với hy vọng tin giả sẽ được hạn chế.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]