(Baothanhhoa.vn) - Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Xác định phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua Đảng, Nhà nước, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách dân tộc đối với đồng bào khu vực này.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Xác định phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua Đảng, Nhà nước, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách dân tộc đối với đồng bào khu vực này.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sốMô hình trồng cây bí xanh ở xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2022, thông qua các chương trình, dự án, đề án, tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS miền núi; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia gần 850 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh trên 1.100 tỷ đồng.

Với nguồn vốn trên, hiện nay đang triển khai thực hiện 123 công trình giao thông, 125 công trình thủy lợi, 5 công trình trường học, 3 công trình điện, 32 trung tâm văn hóa - thể thao xã, 367 nhà văn hóa thôn, 22 chợ nông thôn... Đặc biệt hiện đang thực hiện đầu tư xây dựng một số công trình giao thông quan trọng, như: Đường Vạn Thiện đi Bến En, có chiều dài 12 km; cầu Bến Kẹm, huyện Bá Thước. Hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất nông nghiệp, đã triển khai đầu tư xây dựng 23 công trình hồ chứa, 10 đập dâng, 4 kênh mới, góp phần chủ động tưới tiêu ổn định cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi. Cùng với đó, tỉnh đã chú trọng ưu tiên nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất. Nhiều mô hình nông nghiệp được áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến. Chăn nuôi phát triển theo hình thức trang trại, gia trại; lâm nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ có bước phát triển khá.

Các huyện khu vực miền núi đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy may công nghiệp, chế biến gỗ, sắn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động; thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng ở các khu công nghiệp. Nhiều dự án quy mô lớn, có tác động lan tỏa, thúc đẩy kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống dân sinh. Hiệu quả từ các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh, huyện, đến nay 100% số xã miền núi vùng đồng bào dân tộc đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,7% (tăng 2,1% so với năm 2021); 100% các xã đều có điện lưới quốc gia. Các tiêu chí về văn hóa, y tế, giáo dục đều có bước phát triển tốt, mỗi năm đào tạo nghề cho 21.315 lao động, giải quyết việc làm cho 16.120 lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 34,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,19%. Việc triển khai các chính sách dân tộc thông qua các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã làm thay đổi rõ rệt cuộc sống người dân, góp phần đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Để kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi ngày càng phát triển bền vững, ngày 23-7-2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã ban hành Quyết định số 624-QĐ/TU về Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 16-12-2021 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021 đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ mục tiêu tổng quát đó, phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực miền núi cao gấp 2 lần trở lên so với năm 2020; cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống cho Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi được đầu tư. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, phát huy khát vọng tiến bộ và chủ động vươn lên trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc ở khu vực miền núi sẽ được tăng cường... Đây là điều kiện thuận lợi để miền Tây xứ Thanh phát triển bền vững trong tương lai.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]