(Baothanhhoa.vn) - Trước mùa mưa bão hằng năm, các ngành, địa phương đều triển khai nhiều giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, thiên tai luôn khó lường, cộng với sự chuẩn bị chưa thật sự chu đáo các tình huống cũng như còn tâm lý chủ quan, nên thiệt hại vẫn không hề nhỏ. Khoảng 4 năm gần đây, Thanh Hóa không có bão lớn đổ bộ trực tiếp, song thiệt hại về người và tài sản thì không năm nào không có. Mới nhất là năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 12 trận thiên tai, bao gồm 2 cơn bão, 1 đợt rét hại, 4 trận lốc và lốc kèm theo sét, 4 đợt mưa, lũ, 1 trận sạt lở đất.

Nhiều nỗi lo trước mùa mưa bão

Trước mùa mưa bão hằng năm, các ngành, địa phương đều triển khai nhiều giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, thiên tai luôn khó lường, cộng với sự chuẩn bị chưa thật sự chu đáo các tình huống cũng như còn tâm lý chủ quan, nên thiệt hại vẫn không hề nhỏ. Khoảng 4 năm gần đây, Thanh Hóa không có bão lớn đổ bộ trực tiếp, song thiệt hại về người và tài sản thì không năm nào không có. Mới nhất là năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 12 trận thiên tai, bao gồm 2 cơn bão, 1 đợt rét hại, 4 trận lốc và lốc kèm theo sét, 4 đợt mưa, lũ, 1 trận sạt lở đất.

Nhiều nỗi lo trước mùa mưa bãoHồ chứa nước Thung Bằng, xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy) vừa được thi công cơ bản hoàn thành để bảo đảm công tác phòng, chống lụt bão năm 2023.

Thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, thiên tai năm 2022 đã làm 1 người chết, 42 nhà bị hư hỏng, 7.576 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, gần 43.000 con gia súc, gia cầm bị chết. Hệ thống công trình thủy lợi cũng hư hỏng nghiêm trọng với hơn 1.000m đê điều sụt và sạt, 10 đập và hồ chứa cùng 8 cống bị hư hỏng, gần 5.100m kênh mương cũng hư hại. Đó là chưa kể hơn 59.500m3 đường giao thông bị sạt lở, sa bồi. Tổng thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vào mùa mưa bão năm 2022 là khoảng 679 tỷ đồng. Nên nhớ rằng, năm 2022 là năm có thiệt hại về người và của do thiên tai thuộc loại ít nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Mùa mưa bão năm 2023 đang đến cận kề, nhưng trên thực tế đang có nhiều nỗi lo thường trực. Tại huyện miền núi Quan Sơn - nơi từng xảy ra thảm họa thiên tai Sa Ná kinh hoàng vào năm 2019, đến tháng 6-2023 này vẫn còn khoảng 900 hộ dân với hơn 3.900 nhân khẩu đang sinh sống ở những nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai, trong đó phần nhiều là nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Tuy gần đây tỉnh đã có chủ trương xây dựng một số khu tái định cư, song việc triển khai các thủ tục còn chậm. Đây cũng là thực trạng chung ở các huyện miền núi của tỉnh, bởi đồng bào sinh sống dọc các triền núi, ven các bờ suối từ nhiều đời, nhưng nguồn kinh phí cho di dời chưa thể thực hiện ngày một ngày hai. Rà soát mới nhất từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh cho thấy, hiện toàn tỉnh có tới hơn 2.200 hộ dân với hơn 9.400 nhân khẩu đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét. Bên cạnh đó, gần 6.300 hộ dân với hơn 27.000 nhân khẩu của tỉnh cũng đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất. Mỗi đợt mưa lũ đến đều kéo dài thêm nỗi lo với chính quyền các cấp và Nhân dân các địa phương trên địa bàn tỉnh. Nhiều huyện đã lên phương án di dời tạm dân cư khi có đợt mưa lớn kéo dài, nhưng không phải ở địa phương nào cũng thực hiện triệt để, thậm chí nhiều người dân vẫn còn tâm lý chủ quan.

Địa phương có chiều dài đê lớn nhất tỉnh là huyện Thọ Xuân với 4 hệ thống sông chính, tổng chiều dài đê hơn 106km. Nhiều vị trí đê trên địa bàn đang xuất hiện những bất ổn mà chưa được xử lý triệt để. Những đợt mưa liên tiếp vào cuối tháng 9, đầu tháng 10-2022 nhiều đoạn mái đê sông Chu đã bị sạt trượt, một đoạn mái đê sông Cầu Chày bị nứt, mái đê sông Tiêu Thủy cũng có đoạn nứt. Tuy hiện nay các vị trí hư hỏng này đã được xử lý tạm, song những tuyến đê yếu luôn tiềm ẩn nguy hiểm khi lũ lớn, mưa bão về. Bãi sông Chu đoạn qua xã Thọ Hải cũng bị sạt nhiều năm qua và ngày càng tiến gần vào phía đê nhưng chưa thể xử lý dứt điểm. Hiện trên địa bàn huyện Thọ Xuân đang có 2 trọng điểm đê loại 2 và 2 trọng điểm đê loại 3, những lo lắng vì thế vẫn tiềm ẩn.

Thị xã Nghi Sơn có điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhưng hạ tầng công trình phòng, chống thiên tai vẫn còn nhiều điểm yếu kém. Mùa mưa bão năm 2022 đã gây thiệt hại cho thị xã hơn 20 tỷ đồng tài sản, 61 ngôi nhà ngập trong nước, may chưa có thiệt hại về người. Nông nghiệp là lĩnh vực thiệt hại nặng nề nhất với hơn 74 ha lúa mất trắng, gần 600 vật nuôi bị cuốn trôi, gần 95 ha tôm và cá nuôi bị cuốn trôi... Lo lắng nhất hiện nay là 3,7km đê sông Yên và 8,2km đê sông Thị Long đã xuống cấp nghiêm trọng, cao trình thấp, không đủ điều kiện phòng, chống thiên tai. Nếu xuất hiện đợt mưa lũ lớn hay bão mạnh thì những đoạn đê xung yếu này khó có thể đảm bảo được sự an toàn.

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay còn hàng chục điểm đê xung yếu, nhiều công trình đê điều, thủy lợi đang thi công dở dang cũng không thể bảo đảm an toàn trước thiên tai. Công tác cứu hộ tàu thuyền trên biển khi gặp nạn trong thiên tai tuy đã được các ngành liên quan nỗ lực, song vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là sự chủ quan của không ít địa phương và chính người dân trong việc triển khai giải pháp phòng tránh thiệt hại. Không khó để bắt gặp những người dân miền núi liều mình ra giữa dòng lũ vớt gỗ, vớt củi trong mưa lũ. Nhiều đợt lũ đã qua vẫn còn người chết do băng qua các ngầm tràn bất chấp cảnh báo, hoặc địa phương không tổ chức lực lượng gác chắn ngăn chặn. Sự chính xác trong dự báo thời tiết, các tình huống thiên tai, công tác phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong phòng, chống thiên tai, bão lũ vẫn còn những điều lo ngại.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, khoảng từ tháng 8 đến tháng 10-2023 là thời điểm chính vụ của mùa mưa, bão, lũ và có khả năng xảy ra từ 3 đến 5 đợt lũ, trong đó cần đề phòng có khả năng xảy ra lũ vừa đến lớn trên các sông. Đỉnh lũ trên các sông có khả năng ở mức báo động I đến báo động II, có nơi trên báo động II. Việc triển khai các phương án phòng, chống thiên tai càng chủ động, trách nhiệm, thì khả năng hạn chế thiệt hại càng thấp. Nhiệm vụ này đang đặt ra cho tỉnh và các ngành, các cấp cùng toàn xã hội.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]