Nhật Bản ứng dụng tế bào gốc để điều trị cho trẻ tự kỷ
Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về rối loạn phổ tự kỷ (ASD) công bố vào tháng 3/2022, tỷ lệ trẻ em mắc chứng bệnh này là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.
Ảnh minh họa. (Nguồn: scmp.com)
Hiện nay, thế giới chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho trẻ em mắc tự kỷ, song việc phát hiện sớm, can thiệp sớm và đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh lý của trẻ, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong nỗ lực tiên phong nhằm tìm ra liệu pháp mới để điều trị tự kỷ, Viện Nghiên cứu tế bào gốc Tokyo (Tokyo Stemcell Research Institute – TSRI) đã mang đến hy vọng cải thiện hiệu quả cho những trẻ em mắc bệnh tự kỷ bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc.
Theo TSRI, với khả năng tái tạo tế bào thần kinh, điều hòa hệ miễn dịch và giảm viêm, liệu pháp tế bào gốc đã giúp giảm đáng kể tình trạng bệnh của hơn 90% trong tổng số trên 500 ca điều trị trong thời gian qua.
Bác sỹ Takahiro Honda – Giám đốc TSRI cho biết điều trị tự kỷ bằng phương pháp tế bào gốc là phương pháp mới, mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh cao và vẫn còn mới ngay cả ở nước phát triển như Nhật Bản.
Thông thường, các cách điều trị chủ yếu là sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát một vài triệu chứng cụ thể hoặc tiến hành các liệu pháp giáo dục đặc biệt giúp trẻ phần nào thích nghi với xã hội, mặc dù vẫn không thay đổi bản chất của tự kỷ.
Khác với cách tiếp cận này, trị liệu tế bào gốc là phương pháp đặc biệt tập trung trực tiếp vào các nguyên nhân cốt lõi của tự kỷ. Thay vì coi tự kỷ là một tình trạng không thể chữa khỏi, liệu pháp này định nghĩa tự kỷ là bệnh lý có thể điều trị được và xem đó là một vấn đề y học cần được can thiệp.
Bằng cách sử dụng liệu pháp tế bào gốc, các bác sĩ Nhật Bản hướng đến việc điều trị từ gốc rễ, đây chính là điểm đột phá mang tính cách mạng của liệu pháp tế bào gốc.
Trên thế giới, hiện đã có một số cơ sở áp dụng cách tiếp cận tương tự với liệu pháp tế bào gốc để điều trị tự kỷ cho trẻ em, tuy nhiên, ở Nhật Bản, hiện TSRI là đơn vị duy nhất thực hiện liệu pháp này một cách hiệu quả.
Chị Fumi, mẹ của một bé hơn 3 tuổi đang chữa trị tại TSRI chia sẻ, ban đầu, gia đình và các cô giáo thấy con hơi chậm so với các bạn tại trường mầm non vì vậy đã quyết định cho con tham gia giáo dục đặc biệt từ khi con được 2 tuổi.
Tuy nhiên, sau đó, tình trạng bệnh của của con bắt đầu nghiêm trọng với các hành vi cáu gắt, tự làm đau bản thân, thậm chí còn cắn người khác.
Sau khi tìm hiểu, chị Fumi đã quyết định cho bé điều trị theo liệu pháp tế bào gốc tại TSRI và bắt đầu nhận thấy con có cải thiện tích cực. Những thay đổi rõ rệt đầu tiên mà chị nhận thấy là bé đã không còn hành vi tự làm tổn thương bản thân trong giai đoạn ngay sau trị liệu.
Ngoài ra, những hành vi như cắn người cũng không còn nữa, có thể nói là hoàn toàn hết. Một điểm thay đổi khác là trước đây bé rất ghét đội mũ khi đi dạo cùng lớp ở nhà trẻ, nhưng chỉ trong vòng 1 tuần sau khi điều trị, bé đã có thể đội mũ.
Bé cũng từng không thể nắm tay bạn bè ở trường, chỉ có thể nắm tay người lớn, nhưng gần đây thì con đã bắt đầu có thể nắm tay bạn cùng lớp gắn kết hơn.
Ngoài ra, hiện tượng “nhại lại lời nói”, tức là bắt chước âm thanh, đã bắt đầu xuất hiện khá rõ ràng. Bé đã bắt đầu nói được một số từ đơn giản, nhưng đặc biệt là ở nhà trẻ, tôi nghe nói rằng bé đã có thể nói những từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Không chỉ vậy, con còn bắt đầu dần hát được những câu có lời. Điều này khiến chị cảm thấy rất tuyệt vời.
Ngoài ra, trong những việc như giúp đỡ gia đình, con trước đây hoàn toàn không quan tâm hay không tham gia vào các hoạt động chung. Nhưng gần đây, sau khi đi siêu thị mua sắm về, con đã bắt đầu tham gia hỗ trợ như cùng sắp xếp đồ vào tủ lạnh. Điều này tạo niềm vui rất lớn cho gia đình, vì con đã có những bước tiến đáng kể trong việc hòa nhập và gắn kết.
Ở những trung tâm giáo dục đặc biệt mà bé đang theo học – ngoài nhà trẻ – các chuyên gia tại đó đã nhận xét rằng bé bắt đầu có thể giao tiếp bằng ánh mắt và hiểu được các hướng dẫn từ người khác.
Dù đạt hiệu quả với hơn 90% số bệnh nhân, nhưng bác sỹ Honda cũng lưu ý điều quan trọng là xác định được những trường hợp nào có khả năng đáp ứng tốt với điều trị và ngược lại, những trường hợp nào thì hiệu quả thấp hơn. Điều này liên quan mật thiết đến nguyên nhân gây ra tự kỷ - hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn.
Về tiềm năng trong tương lai, bác sỹ Honda đánh giá phương pháp hiện tại cho ra kết quả rất khả quan, tuy nhiên, trong bất kỳ lĩnh vực y học nào, tiến bộ luôn diễn ra từng ngày và trị liệu tế bào gốc cho tự kỷ hiện nay cũng không phải là ngoại lệ.
Tôi tin rằng trong tương lai các quy trình điều trị mới, ví dụ như cách thức lựa chọn loại tế bào tốt hơn, cách thức truyền tế bào vào cơ thể hiệu quả hơn... có thể được áp dụng giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
TSRI sẽ luôn nỗ lực cải tiến phương pháp trị liệu trên quan điểm duy trì sự cân bằng giữa việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-03 07:30:00
Dân quân Iraq cảnh báo cuộc chiến Mỹ-Iran: Kéo toàn bộ khu vực vào biển lửa
-
2025-04-03 07:03:00
Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế
-
2025-04-02 08:01:00
Châu Âu cảnh báo trả đũa thuế quan của Mỹ
Nga “không thể chấp nhận” Kế hoạch hòa bình Ukraine của Mỹ
Iran nêu mối đe dọa ném bom của Mỹ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử của Mỹ sẽ có hiệu lực ngay lập tức
Hơn 2.700 người chết sau động đất, lò hỏa táng Myanmar quá tải thi thể
Bắt đầu đợt sa thải hàng loạt tại các cơ quan y tế ở Mỹ
Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực khôi phục quan hệ sau hơn 4 năm đóng băng
Đức tuyên bố tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
Tướng Không quân Canada cảnh báo về việc mua F-35 của Mỹ
Ước tính hơn 10.000 tòa nhà tại miền trung và tây bắc Myanmar bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng do động đất