(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở của huyện Như Thanh đạt nhiều kết quả tích cực, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, hạn chế vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Hòa giải cơ sở - cầu nối đưa pháp luật của Nhà nước đến với người dân

Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở của huyện Như Thanh đạt nhiều kết quả tích cực, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, hạn chế vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

 Hòa giải cơ sở - cầu nối đưa pháp luật của Nhà nước đến với người dân

Phòng Tư pháp huyện Như Thanh thường xuyên phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn PBGDPL cho hòa giải viên cơ sở.

Nhiều năm qua, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận Trần Triệu Chung - tổ trưởng tổ hòa giải khu phố Cầu Máng, thị trấn Bến Sung không chỉ làm tốt vai trò “cầu nối” đưa kiến thức pháp luật đến với người dân, mà còn hòa giải thành nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn, bất hòa trong khu dân cư.

Theo ông Chung, những người làm công tác hòa giải ở cơ sở ngoài việc nắm vững kiến thức pháp luật còn phải là người có uy tín trong cộng đồng. Mỗi khi xảy ra xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp, các thành viên tổ hòa giải phải kịp thời đến giải quyết ngay từ khi vụ việc mới xảy ra. Trong quá trình giải quyết vụ việc phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, khách quan, công tâm để giải thích, phân tích đúng, sai trên cơ sở có lý, có tình kết hợp với phổ biến, giải thích các điều luật liên quan trực tiếp đến vụ việc tranh chấp, hướng dẫn các bên tự thương lượng, giải quyết vụ việc, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Có như vậy mới có thể giải quyết vấn đề thấu tình, đạt lý, hạn chế tình trạng người dân vi phạm pháp luật, khiếu kiện, đơn thư vượt cấp, góp phần giữ gìn hòa khí, tình làng, nghĩa xóm được phát huy.

Bà Đặng Thị Dung, công chức tư pháp UBND thị trấn Bến Sung, cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở và vai trò của các hòa giải viên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), hằng năm thị trấn đã củng cố và kiện toàn các tổ hòa giải và hòa giải viên cơ sở đảm bảo đúng quy định. Đến nay, trên địa bàn thị trấn có 16 tổ hòa giải với 118 hòa giải viên. Năm 2024 trên địa bàn thị trấn có 6/6 vụ hòa giải thành, qua đó góp phần giải quyết phát sinh mâu thuẫn ngay từ cơ sở, tránh tình trạng đơn, thư khiếu nại vượt cấp.

Để công tác hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả, trở thành “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong xã hội, Phòng Tư pháp huyện Như Thanh đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác TTPBGDPL phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn và điều kiện thực tế của các đơn vị, địa phương... Trong năm 2024, Phòng Tư pháp đã phối hợp với các phòng, ban, đoàn thể trên địa bàn huyện thực hiện 10 hội nghị PBGDPL trực tiếp với hàng nghìn lượt người tham gia. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật trên Đài Truyền thanh huyện, hệ thống loa truyền thanh cơ sở với các nội dung phong phú đa dạng, duy trì đều đặn phát sóng 4 lần/tuần. Bên cạnh đó, Phòng Tư pháp cũng đã tham mưu cho Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở. Đến nay, toàn huyện có 18 báo cáo viên, 225 tuyên truyền viên và 935 hòa giải viên, với 154 tổ hòa giải. Với phương châm giải quyết kịp thời các mâu thuẫn ngay từ cơ sở, thời gian qua, các tổ hòa giải trên địa bàn huyện Như Thanh đã không ngừng nỗ lực làm “cầu nối” đưa pháp luật đến với người dân. Năm 2024, đội ngũ cán bộ tư pháp cùng cán bộ mặt trận, các đoàn thể chính trị và các tổ hòa giải ở cơ sở đã hòa giải thành 50/74 vụ việc. Qua đó, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, củng cố, giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Theo Trưởng Phòng Tư pháp huyện Như Thanh Lê Văn Hiền: “Công tác hòa giải ở cơ sở thực sự là “cầu nối” đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với người dân một cách thiết thực và hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh trật tự. Thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở; thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Đồng thời, phát huy vai trò của người có uy tín ở địa phương, trong đó nòng cốt là MTTQ và các tổ chức thành viên của mặt trận trong công tác TTPBGDPL và hòa giải ở cơ sở; không ngừng đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền; kết hợp nhuần nhuyễn giữa tuyên truyền và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, từng bước nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân địa phương".

Bài và ảnh: Công Quang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]