(Baothanhhoa.vn) - Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về vận chuyển, chi phí sản xuất tăng cao do giá xăng dầu tăng... Song, bằng sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, nhiều mặt hàng nông sản tăng cả về chất lượng và giá trị xuất khẩu (XK), góp phần đưa giá trị XK nông sản 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 26 triệu USD.

Nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về vận chuyển, chi phí sản xuất tăng cao do giá xăng dầu tăng... Song, bằng sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, nhiều mặt hàng nông sản tăng cả về chất lượng và giá trị xuất khẩu (XK), góp phần đưa giá trị XK nông sản 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 26 triệu USD.

Nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản những tháng cuối nămChế biến dứa tại Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) là đơn vị chuyên sản xuất, chế biến tinh bột sắn XK. Ông Mai Xuân Chung, Giám đốc nhà máy cho biết: Kết thúc niên vụ sắn năm 2022-2023, đơn vị đã thu mua 120.000 tấn sắn củ, chế biến được 30.000 tấn tinh bột sắn, trong đó có đến 28.000 tấn theo kế hoạch được XK sang thị trường Trung Quốc, còn lại là tiêu thụ thị trường trong nước và XK đến một số nước Châu Âu. Đến thời điểm này, đơn vị đã XK được trên 15 nghìn tấn sang thị trường Trung Quốc. Để phục vụ nhu cầu chế biến tinh bột sắn, đơn vị đã phát triển được vùng nguyên liệu 7.000 ha tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân và một phần ở huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành.

Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa) là doanh nghiệp chuyên XK các loại quả, như: dứa gai, dưa bao tử, vải thiều với sản phẩm chủ lực là dứa gai đóng hộp. Sản phẩm của công ty được XK sang thị trường EU, Châu Á và một số nước như Nga, UAE, Anh, Kazakhstan, Uzbekistan... với số lượng lớn. Để phục vụ nhu cầu XK, đơn vị đã xây dựng vùng nguyên liệu ở các địa phương Bỉm Sơn, Hà Trung, Thạch Thành, Yên Định... số lượng thu mua trên 100.000 tấn dứa nguyên liệu. Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt cho biết: Mục tiêu của đơn vị trong năm 2023 này sẽ đạt giá trị XK 4 triệu USD; đến thời điểm 30-6-2023, giá trị XK đạt 1,8 triệu USD, số còn lại từ nay đến cuối năm sẽ cố gắng hoàn thành. Vì vậy, doanh nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cho các đối tác nước ngoài.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (Sở Công Thương) cho biết: 6 tháng đầu năm 2023, XK nông sản trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 26 triệu USD, bằng 96,2% so cùng kỳ. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng có nhiều mặt hàng có giá trị XK tăng cao so cùng kỳ như tinh bột sắn (tăng 7%), rau quả (tăng 6,5%)... Đạt được kết quả này trước hết là do các doanh nghiệp trong tỉnh đã từng bước khắc phục và điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và mở rộng thị trường. Cùng với đó, ngay từ đầu năm, các sở, ngành địa phương và doanh nghiệp tham gia XK trong tỉnh đã tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh XK như triển khai đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ XK bền vững, triển khai các chiến lược marketing, đào tạo và phát triển nhân lực, tín dụng phục vụ sản xuất hàng XK...

Ngoài các yếu tố trên, các hiệp định mà Việt Nam tham gia đã có hiệu lực, đã và đang tạo nhiều cơ hội, tiềm năng cho XK hàng hóa của Việt Nam nói chung, hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa nói riêng vào các nước đối tác. Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đang vận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do đã ký kết như: Việt Nam - ASEAN, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định CPTPP, Hiệp định Việt Nam - EU... để khai thác thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh và XK hàng hóa.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]