Nâng cao chất lượng hoạt động chuyển đổi số ở Như Xuân
Xác định chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và xuyên suốt quá trình phát triển, việc xây dựng thành công chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo lộ trình từng năm sẽ tạo tiền đề để huyện Như Xuân lan tỏa CĐS toàn diện trên toàn địa bàn. Hiện, Như Xuân đang huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chung tay thực hiện nhiệm vụ CĐS.
Mô hình “Camera Nhân dân với an ninh trật tự” trên địa bàn huyện Như Xuân. Ảnh: Đ.N
Điểm sáng CĐS
Năm 2024, xã Xuân Hòa là 1 trong 4 đơn vị trên địa bàn huyện Như Xuân trình hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành CĐS. Có được kết quả đó là do hoạt động CĐS đã được các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu và sự tham gia của cán bộ, công chức, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quá trình triển khai. Xác định công tác tuyên truyền phải đi trước nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận trong hệ thống chính trị và toàn dân, xã đã đa dạng hóa nội dung và hình thức tuyên truyền thông qua các hội nghị, tập huấn về công tác CĐS, lồng ghép với các cuộc họp giao ban của đảng ủy - HĐND, của UBND, các đoàn thể; tuyên truyền trên trang thông tin điện tử xã và đài truyền thanh xã; chú trọng hình thức tuyên truyền trực quan (băng zon, pano khổ lớn,...); tuyên truyền qua nhóm zalo của cán bộ, công chức thuộc UBND xã, nhóm cơ quan xã, nhóm ban chỉ đạo CĐS xã và các nhóm “Công nghệ số cộng đồng” của 6 thôn. Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày CĐS quốc gia 10/10” đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.
Hiện nay, trang thông tin điện tử của xã được nâng cấp; đài truyền thanh được trang bị các thiết bị mới, được kiểm tra tu sửa bảo dưỡng thường xuyên; tại khu trung tâm, hội trường nhà văn hóa, nhà văn hóa các thôn có hệ thống wifi công cộng; mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai từ cấp tỉnh đến xã; 100% chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã được trang bị chữ ký số. Đội ngũ cán bộ, công chức được tập huấn nghiệp vụ công tác CĐS. Đồng thời, UBND xã mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số, nền tảng số cho tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn.
Từ việc thực hiện hiệu quả hoạt động CĐS đã góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn xã Xuân Hòa. Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 53,2 triệu đồng/người/năm; toàn xã có 22 hộ thoát nghèo, 14 hộ thoát cận nghèo, tổng số hộ nghèo còn 34/839 hộ (chiếm 4,05%); 112/839 hộ cận nghèo (chiếm 13%).
Thời gian tới, xã Xuân Hòa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của CĐS. Xây dựng các tài liệu tuyên truyền (quyển, tờ rơi, video clip,...) về chính phủ số, CĐS trong cơ quan Nhà nước. Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện và Trung tâm Viễn thông Như Thanh - Như Xuân tổ chức đào tạo, tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã về xây dựng và triển khai chính quyền số; công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực CĐS; tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, dự án CĐS.
Thực hiện đồng bộ CĐS
Vừa qua, huyện Như Xuân tổ chức hội nghị tập huấn CĐS năm 2024 với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên viên Phòng Văn hóa và Thông tin huyện; thành viên tổ giúp việc ban chỉ đạo CĐS cấp huyện; ban chỉ đạo CĐS 16 xã, thị trấn; thành viên tổ công nghệ số cộng đồng; doanh nghiệp. Thông qua lớp tập huấn, giúp các thành viên ban chỉ đạo CĐS cấp xã, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng, doanh nghiệp được củng cố thêm kiến thức chuyên môn, nâng cao hiểu biết nhận thức về CĐS để tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng khu dân cư thực hiện CĐS ở cơ sở, sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Có thể khẳng định, hoạt động CĐS trên địa bàn huyện Như Xuân được triển khai đồng bộ hiệu quả từ huyện đến cơ sở. Đến nay, huyện đã có 16/16 xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo CĐS, thành lập 127 tổ công nghệ số cộng đồng với 395 thành viên. Tỷ lệ người dân có sử dụng dịch vụ 4G đạt trên 80%; tỷ lệ gia đình có kết nối internet cố định và wifi đạt 85%. Tỷ lệ phủ sóng 4G trên địa bàn xã, thị trấn đạt 100%. Nâng cấp và duy trì hiệu quả phòng họp trực tuyến từ huyện đến xã gồm 18 điểm cầu (trong đó có 2 điểm cầu cấp huyện và 16 điểm cầu tại các xã, thị trấn); hệ thống hội nghị trực tuyến đảm bảo kết nối liên thông từ huyện đến tỉnh, đến điểm cầu Trung ương và từ huyện đến cấp xã. Đến nay đã cấp được trên 13.000 chữ ký số cá nhân cho người dân.
UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với VNPT Thanh Hóa hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể tham gia sàn giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa, đưa 15 sản phẩm của huyện lên sàn giao dịch điện tử Thanh Hóa, sàn Postmart của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, hỗ trợ cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP của huyện. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đều sử dụng hóa đơn điện tử đạt tỷ lệ 100%. Phối hợp với Ngân hàng Agribank, các doanh nghiệp viễn thông tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tăng cường tạo tài khoản thanh toán tại ngân hàng và các ví điện tử để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp Điện lực Như Thanh - Như Xuân tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng phương thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt...
Huyện Như Xuân cũng tập trung chỉ đạo khai thác, sử dụng hiệu quả cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã; triển khai ứng dụng thuế điện tử cá nhân trên thiết bị di động (eTax Mobile), khuyến khích đẩy mạnh việc nộp thuế điện tử đối với đơn vị nộp thuế trên địa bàn; hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của Luật Quản lý thuế. Triển khai các phần mềm trong hệ sinh thái giáo dục thông minh; tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán điện tử để thanh toán các dịch vụ thiết yếu; cài đặt và sử dụng sổ khám sức khỏe điện tử; tổ chức triển khai thực hiện kết nối, chia sẻ ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ mục tiêu CĐS quốc gia; thực hiện đề án xây dựng mô hình “Camera Nhân dân với an ninh trật tự” trên địa bàn huyện.
Năm 2024, thứ hạng CĐS cấp huyện của Như Xuân đạt 797,92 điểm, tăng 197,66 điểm xếp thứ 13 toàn tỉnh (tăng 9 bậc so với năm 2023); trình hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành tiêu chí CĐS cho 4 xã năm 2023 gồm: Bình Lương, Tân Bình, Hóa Quỳ, Thượng Ninh; chỉ đạo 4 xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành tiêu chí CĐS năm 2024 gồm: Xuân Hòa, Xuân Bình, Cát Tân, Cát Vân. Thời gian tới, cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực số; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về CĐS, huyện Như Xuân tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về CĐS gắn với thực hiện chương trình CĐS trong XDNTM. Phát huy vai trò các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trong CĐS. Khai thác thế mạnh nhân lực địa bàn của các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trong việc hỗ trợ các đơn vị, người dân trên địa bàn thực hiện CĐS.
Ngọc Huấn – Đỗ Nguyệt (CTV)
{name} - {time}
-
2025-01-20 10:36:00
5 lợi ích của phòng Marketing thuê ngoài mà bạn chưa biết?
-
2025-01-15 14:41:00
“Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp”
-
2024-12-25 12:51:00
Chuyển đổi số ở xã miền núi Cẩm Thạch
59 chỉ số đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí
Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hội phụ nữ
Phát triển kinh tế số: Chưa được như kỳ vọng
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
Chuyển đổi số ở vùng dân tộc, miền núi
Khai mạc Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Trợ lý ảo”