(Baothanhhoa.vn) - Trong chiến dịch vận động tranh cử, Donald Trump khẳng định mở cánh cửa đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và cam kết sẽ giải quyết vấn đề Ukraine trong vòng 24h. Tuy nhiên, nhìn vào những ứng viên thuộc “bộ ba” phụ trách các vấn đề quốc tế, câu hỏi đặt ra là phải chăng Tổng thống Donald Trump đã thay đổi quan điểm của mình trong vấn đề Ukraine?

Lựa chọn nhân sự phụ trách vấn đề quốc tế của ông Trump dự báo quan hệ Mỹ - Nga sẽ gặp nhiều sóng gió

Trong chiến dịch vận động tranh cử, Donald Trump khẳng định mở cánh cửa đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và cam kết sẽ giải quyết vấn đề Ukraine trong vòng 24h. Tuy nhiên, nhìn vào những ứng viên thuộc “bộ ba” phụ trách các vấn đề quốc tế, câu hỏi đặt ra là phải chăng Tổng thống Donald Trump đã thay đổi quan điểm của mình trong vấn đề Ukraine?

Lựa chọn nhân sự phụ trách vấn đề quốc tế của ông Trump dự báo quan hệ Mỹ - Nga sẽ gặp nhiều sóng gió

Những ứng viên thuộc “bộ ba” phụ trách các vấn đề quốc tế của Mỹ

Mặc dù danh sách trong nội các chính quyền Trump còn dài, song cộng đồng quốc tế tập trung vào những ứng cử viên thuộc “bộ ba” sẽ phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ. Đầu tiên là Marco Rubia, người nhiều khả năng sẽ được ông Trump lựa chọn cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Thượng nghị sĩ bang Florida không ít lần cảnh báo rằng Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Nga trên thực tế là những đối thủ chính của Mỹ. Ông Marco Rubia được xem là “diều hâu” trong phe Cộng hòa, bởi chủ trương phản đối việc xây dựng mối quan hệ bình thường giữa Nga và Mỹ.

Trong giải quyết vấn đề Ukraine, Marco Rubia khẳng định chủ trương “bảo đảm hòa bình thông qua sức mạnh”. Mặc dù những tuyên bố này trong thực tế có ý nghĩa như thế nào vẫn chưa rõ ràng, song có thể thấy rằng, chính sách của Rubia đối với Nga chắc chắn sẽ không thân thiện. Điều đáng chú ý là, ông Rubia về cơ bản ủng hộ các kế hoạch gây áp lực lên Nga và Ukraine, điều mà theo quan điểm của phía Mỹ, sẽ đưa Moscow và Kiev ngồi vào bàn đàm phán.

Khi đề cử Mike Waltz làm cố vấn an ninh quốc gia mới, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông Waltz là “một nhà lãnh đạo an ninh được quốc gia công nhận và là chuyên gia về các mối đe dọa do Trung Quốc, Nga, Iran và khủng bố toàn cầu gây ra”. Đây được xem là một trích dẫn quan trọng, cho thấy bản thân ông Trump cũng nhìn nhận Nga là đối thủ chiến lược, mối đe dọa lớn. Mặt khác, cộng đồng quốc tế vẫn chưa quên những cáo buộc đối với ông Trump về mối quan hệ với Nga trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nếu đặt trong bối cảnh đó, những tuyên bố như vậy có thể giúp ông Trump tránh khỏi những cáo buộc liên quan đến Nga trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Mike Waltz, thành viên Hạ viện, là một nhân vật gây ra nhiều tranh cãi. Ví dụ, trước đó, ông Waltz đã nói về sự cần thiết phải đưa ra các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga; bởi lẽ, theo ông, điều này sẽ buộc Moscow ngồi vào bàn đàm phán. “Chúng tôi có đòn bẩy”, nghị sĩ này lập luận, đồng thời lưu ý đến khả năng cung cấp cho Kiev nhiều vũ khí tầm xa hơn.

Tổng thống Donald Trump cũng đề cử Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Mike Pence, làm đặc phái viên về Nga và Ukraine. So với các đồng nghiệp, quan điểm của ông Kellogg có nhiều điểm chung, đặc biệt là muốn đạt được “hòa bình thông qua vũ lực”. Tháng 4/2024, ông Kellogg đã đề xuất một kế hoạch cụ thể cho vấn đề Ukraine; trong đó, kêu gọi đóng băng các chiến tuyến hiện tại, và chỉ cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine nếu nước này đồng ý đàm phán hòa bình. Một trong những “ưu đãi” dành cho Nga là hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong 10 năm và dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt. Mỹ muốn tiếp tục cung cấp cho Kiev sự hỗ trợ quân sự và đảm bảo an ninh song phương. Tuy nhiên, đề xuất hòa bình từ phía Mỹ giống như một tối hậu thư hơn và rõ ràng để Moscow ngồi vào bàn đàm phán như vậy có thể còn quá xa vời trong điều kiện hiện nay.

Chính quyền Trump áp đặt “thế cửa trên” với Nga?

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump đã hứa sẽ chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ trước khi ông chuyển đến Nhà Trắng. Có thể nói, quan điểm của ông khá mềm mỏng và sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để giải quyết vấn đề Ukraine. Nhưng trên thực tế, điều này đã không xảy ra, và thậm chí cuộc khủng hoảng Ukraine đang leo lên nấc thang mới, nguy hiểm hơn. Nhiều khả năng ông Trump sẽ có những bước đi cụ thể sau khi nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1/2025, nhưng đội ngũ nhân sự cấp cao mà ông lựa chọn để thực hiện lợi hứa của mình lại mang đến cho cộng đồng quốc tế sự ngờ vực lớn. Thực tế là “bộ ba” nhân vật kể trên có cách tiếp cận trong quan hệ với Nga ở thế “cửa trên”, và đây cũng có thể là chủ trương của Chính quyền Tổng thống Donald Trump thời gian tới với sự tự tin vào sự vượt trội của Mỹ so với Nga, Trung Quốc, Iran và các quốc gia hiện đang ủng hộ việc hình thành một thế giới đa cực mà Mỹ coi là đối thủ.

Lựa chọn nhân sự phụ trách vấn đề quốc tế của ông Trump dự báo quan hệ Mỹ - Nga sẽ gặp nhiều sóng gió

Hơn nữa, Chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden có vẻ như đang tạo nên một bài toán quá khó cho người kế nhiệm trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình cho vấn đề Ukraine. Trước lễ nhậm chức của ông Trump, Chính quyền Biden đã đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ tài chính và quân sự mới cho Ukraine. Đáng chú ý, Mỹ còn “bật đèn xanh” cho phép quân đội Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa phương Tây tấn công sâu vào lãnh thổ của Nga. Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội viện trợ quân sự 24 tỷ USD cho Kiev và bổ sung kho vũ khí của Lầu Năm Góc, vốn đang cạn kiệt do cung cấp vũ khí cho Ukraine. Do đó, tình hình chiến sự Ukraine hiện nay đang leo thang đến mức mà việc giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột sẽ là một mục tiêu bất khả thi.

Nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng, đảng Cộng hòa có truyền thống ít bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Chính quyền Kiev như đảng Dân chủ. Và điều này cho cộng đồng quốc tế có cơ sở để hy vọng Chính quyền Trump có những bước đi cần thiết nhằm hạ nhiệt tình hình, trước khi thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine. Đội ngũ của Tổng thống Trump vẫn còn nhiều lựa chọn mà cộng đồng quốc tế có thể mong đợi về kịch bản đối thoại xây dựng giữa hai cường quốc không chỉ trong vấn đề Ukraine, mà còn nhiều vấn đề khác nhau.

Rõ ràng, thế giới hiểu rằng kỷ nguyên của một thế giới đơn cực, chẳng hạn như sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đã ở phía sau rất lâu. Hơn lúc nào hết, các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc như Mỹ, Nga hay Trung Quốc cần phải xây dựng đối thoại bình đẳng, dựa trên nguyên tắc cùng có lợi nhằm tạo ra một hệ thống an ninh toàn cầu, giúp thế giới loại bỏ hoặc ít nhất là giảm thiểu nguy cơ đối đầu quy mô lớn giữa các cường quốc hạt nhân. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, đến nay vẫn chưa có sự bảo đảm như vậy và thế giới vẫn đang đứng trước những mối đe dọa an ninh khôn lường.

Hùng Anh (CTV)


Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]