(Baothanhhoa.vn) - Khoảng 2 tháng gần đây, có tới 20 xã trên địa bàn tỉnh được thẩm định và công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Trong số này, có cả các xã ở đồng bằng và miền núi, có xã vùng bán sơn địa và nhiều xã vùng chiêm trũng. Mỗi xã có điều kiện thuận lợi, khó khăn riêng, nhưng tựu chung, cơ bản các địa phương đều phát huy được tiềm năng lợi thế của mình để phát triển tiêu chí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện tiêu chí sản xuất ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới

Khoảng 2 tháng gần đây, có tới 20 xã trên địa bàn tỉnh được thẩm định và công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Trong số này, có cả các xã ở đồng bằng và miền núi, có xã vùng bán sơn địa và nhiều xã vùng chiêm trũng. Mỗi xã có điều kiện thuận lợi, khó khăn riêng, nhưng tựu chung, cơ bản các địa phương đều phát huy được tiềm năng lợi thế của mình để phát triển tiêu chí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện tiêu chí sản xuất ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mớiTrồng hoa, cây cảnh đã trở thành nghề chính của hàng trăm hộ dân tại xã Hợp Lý (Triệu Sơn).

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh sau quá trình khảo sát, thẩm định, tình hình sản xuất nông nghiệp ở các xã có bước phát triển khá, nhiều địa phương đã làm tốt công tác tích tụ ruộng đất, chuyển đổi đất kém hiệu quả sang nuôi và trồng các loại cây/con có giá trị kinh tế cao hơn. Tại các xã vùng chiêm trũng thuộc huyện Nông Cống, như: Trung Chính, Thăng Bình, Trung Thành, Tượng Lĩnh, đều có các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa nếp. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, như: Công ty Giống Hồng Quang, Công ty CP Nông nghiệp quốc tế An Việt, Công ty TNHH Nông sản An Thành Phong, Công ty Giống cây trồng Ninh Bình... được phối hợp liên kết thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ với một trong 4 xã trên với diện tích vùng lúa từ 40 đến 100 ha mỗi năm. Riêng 2 xã Tượng Lĩnh và Thăng Bình, còn phát triển mạnh nghề đan đèn lồng xuất khẩu, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 1.000 lao động, với thu nhập 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Nằm ở nơi giao thoa giữa cửa sông và ven biển, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đã biết phát huy các tiềm năng vùng triều để phát triển 400 ha nuôi trồng thủy sản. Hoạt động nuôi trồng nước mặn, lợ ở đây hiện giải quyết việc làm cho 300 hộ dân, mang lại nguồn thu hơn 60 tỷ đồng mỗi năm cho người dân địa phương. Cùng huyện Hậu Lộc, xã Triệu Lộc còn thu hút được nhà máy may FDI có vốn đầu tư từ Hàn Quốc, hiện đang giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động. Tại xã bán sơn địa Định Hải của thị xã Nghi Sơn, phong trào nuôi ong lấy mật đang nở rộ, được 120 hộ triển khai nuôi với hơn 1.200 đàn. Tại xã Hợp Lý của huyện Triệu Sơn, nghề trồng cây cảnh đã tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động. Tại xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa), đã có khu nuôi lợn nái ngoại tập trung quy mô với doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm và trang trại nuôi bồ câu Pháp quy mô 5.000 đôi, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Trên khu vực miền núi, xã Ngọc Trung (Ngọc Lặc) đã phát triển được mô hình trồng cam, na Thái, nhãn... tập trung, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi ha/năm. Tại xã Lũng Niêm (Bá Thước), các hoạt động du lịch cộng đồng cùng nhiều dịch vụ liên quan cũng được quan tâm khơi dậy tiềm năng. Nhiều gia đình đồng bào Thái ở đây đã biết chăn nuôi vịt quy mô lớn hơn, trồng các cây trồng phục vụ phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Xã Lũng Niêm đã khôi phục và duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm cho hơn 100 đồng bào. Đáng ghi nhận là tại nhiều xã, HTX dịch vụ nông nghiệp địa phương đã phát huy được vai trò của mình trong việc tạo cầu nối liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp đầu tư. HTX chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại xã Lũng Niêm đã đứng ra sản xuất giống để cung ứng cho bà con, có hợp đồng bao tiêu vịt thương phẩm cho 85 hộ gia đình trong xã.

Từ các mô hình kinh tế, đời sống của người dân các địa phương vừa đạt chuẩn NTM đã dần nâng cao. So với thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người ở nhiều địa phương có những bước nhảy vọt. Đơn cử như xã Lũng Niêm tăng từ 5,6 lên 36,6 triệu đồng, xã Định Hải tăng từ 7,8 lên 46,2 triệu đồng, xã Ngọc Trung tăng từ 10,3 lên 46,3 triệu đồng, xã Trung Chính tăng từ 12 lên 55,3 triệu đồng. Cùng với đó, tỷ lệ hộ nghèo ở nhiều xã cũng giảm nhanh, hiện còn dưới 1%, như các xã Hà Thái (Hà Trung), Thuần Lộc (Hậu Lộc)... Khoác lên mình diện mạo NTM, đời sống Nhân dân ở nhiều xã vừa hoàn thành 19 tiêu chí NTM cũng có nhiều đổi thay, là động lực cho người dân tiếp tục đồng hành cùng chính quyền các xã để triển khai các tiêu chí theo chiều sâu, hướng đến xây dựng NTM nâng cao.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]