(Baothanhhoa.vn) - Càng gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, hoạt động thương mại trên địa bàn TP Thanh Hóa càng trở nên sôi động. Đây cũng là thời điểm các “gian thương” gia tăng hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhằm ngăn ngừa tình trạng trên và bảo đảm bình ổn thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo 389 TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý thị trường dịp cuối năm

Càng gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, hoạt động thương mại trên địa bàn TP Thanh Hóa càng trở nên sôi động. Đây cũng là thời điểm các “gian thương” gia tăng hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhằm ngăn ngừa tình trạng trên và bảo đảm bình ổn thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo 389 TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Tăng cường quản lý thị trường dịp cuối năm

Đội Quản lý thị trường số 1 kiểm tra kinh doanh thuốc tân dược.

Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của cả tỉnh, thuận lợi về giao thông nên hoạt động thương mại trên địa bàn TP Thanh Hóa luôn diễn ra sôi động. Và đó cũng là “môi trường” để các “gian thương” trà trộn, tuồn các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm ra thị trường, nhất là vào dịp cuối năm khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Đội Quản lý thị trường số 1 - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 thành phố và các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 66 vụ vi phạm, với tổng giá trị xử phạt hành chính hơn 106 triệu đồng. Trong đó, có 51 vụ gian lận thương mại, 14 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, 1 vụ vi phạm kinh doanh hàng cấm, hàng lậu. Đáng chú ý, các vụ gian lận thương mại tập trung chủ yếu ở hành vi gian lận về hóa đơn chứng từ để trốn thuế, hàng hóa có chất lượng không đúng với công bố; không thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; niêm yết giá hàng hóa cao, không đúng với giá trị thật. Đáng nói hơn, các “gian thương” còn đánh lừa người tiêu dùng bằng “chiêu bài” giảm giá, đại hạ giá để thu lời bất chính. Trong khi đó, những vụ vi phạm an toàn thực phẩm chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng rau, củ, quả bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng; thịt gia súc, gia cầm, thủy sản còn dư lượng kháng sinh, sử dụng các hóa chất, phụ gia không đúng quy định trong chế biến, bảo quản.

Nắm rõ quy luật thị trường và bám sát Kế hoạch số 247/KH-BCĐ ngày 15-11-2021 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa về “Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022”, Ban Chỉ đạo 389 TP Thanh Hóa đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 1 chủ động nắm bắt, dự báo tình hình thị trường đề xuất kịp thời các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, xây dựng phương án và chủ trì mở các đợt kiểm tra liên ngành đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, như: bánh, mứt, kẹo, rượu, thuốc lá, nước giải khát, các sản phẩm thực phẩm từ gia súc, gia cầm... Mặt khác, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền các phường, xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ nơi phát luồng hàng hóa lớn là các cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, lực lượng quản lý thị trường còn tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của tổ chức, cá nhân trên một số tuyến phố khu vực nội thành, nhằm kịp thời ngăn chặn nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thẩm lậu vào thị trường nội địa. Cùng với “mũi chủ công” là lực lượng quản lý thị trường, TP Thanh Hóa cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền 34 phường, xã triển khai kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, an toàn thực phẩm, chất lượng phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là nhóm hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, như: Dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, rượu, thuốc lá.

Song song với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, Đội Quản lý thị trường số 1, các phòng, ban chuyên môn, chính quyền các phường, xã của TP Thanh Hóa còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp không tham gia và tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất, mua bán, hàng cấm, hàng giả và cùng tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tổ chức cho cơ sở sản xuất, kinh doanh ký cam kết “Không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng”. Đồng thời, định kỳ hàng tuần khảo sát tình hình thị trường về cung cầu và giá các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá và các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ đó phát hiện những vấn đề bức xúc, nổi cộm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bằng các biện pháp sát đúng, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 TP Thanh Hóa trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, chủ động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng lậu và gian lân thương mại không chỉ góp phần ổn định thị trường dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, mà còn giúp người tiêu dùng mua sắm được các mặt hàng đúng chất lượng, giá cả hợp lý.

Bài và ảnh: Trần Thanh


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]