(Baothanhhoa.vn) - Sinh ra tại làng chài nghèo khó Quảng Vinh (TP Sầm Sơn), 15 tuổi ông Văn Đình Tâm đã tham gia thanh niên xung phong. Đến khi tròn 19 tuổi, ông lập gia đình, rồi 2 tháng sau lên đường nhập ngũ (năm 1973). Từng tham gia chiến đấu tại chiến trường B2 (miền Đông Nam bộ), chiến dịch biên giới Tây Nam, rồi qua Campuchia... những mặt trận ác liệt đã khiến ông phải bỏ lại một phần máu xương. Để rồi, năm 1979, vì lý do sức khỏe, ông xuất ngũ trở về địa phương tiếp tục theo nghề chài lưới trên biển.

Kiên cường, tỏa sáng giữa thời bình

Sinh ra tại làng chài nghèo khó Quảng Vinh (TP Sầm Sơn), 15 tuổi ông Văn Đình Tâm đã tham gia thanh niên xung phong. Đến khi tròn 19 tuổi, ông lập gia đình, rồi 2 tháng sau lên đường nhập ngũ (năm 1973). Từng tham gia chiến đấu tại chiến trường B2 (miền Đông Nam bộ), chiến dịch biên giới Tây Nam, rồi qua Campuchia... những mặt trận ác liệt đã khiến ông phải bỏ lại một phần máu xương. Để rồi, năm 1979, vì lý do sức khỏe, ông xuất ngũ trở về địa phương tiếp tục theo nghề chài lưới trên biển.

Kiên cường, tỏa sáng giữa thời bìnhCơ sở sản xuất nước mắm gia truyền Tâm Sắc của gia đình ông Văn Đình Tâm, phường Quảng Vinh.

Ông Tâm kể: Đó là những năm đầy khó khăn, vất vả. Khi xuất ngũ về địa phương, vết thương của ông thường xuyên tái phát. Thế nhưng, vì gia đình nghèo khó, vợ ốm yếu, con nhỏ dại, cuộc sống bữa nay lo bữa mai, nên buộc bản thân ông phải cố gắng lao động để nuôi sống gia đình. Vì đông anh em, nên bố mẹ cũng không hỗ trợ được gì, hai vợ chồng phải tự xoay sở mưu sinh. Suốt 7, 8 năm theo nghề đánh cá nhưng cố lắm cũng chỉ đủ nuôi sống mấy miệng ăn. Có những thời điểm, cá tôm đánh bắt được nhưng không thể bán được, nên chuyến đi biển thành công cốc.

Vì không muốn quẩn quanh mãi trong đói nghèo, ông Tâm đã quyết định khăn gói vào tận Phan Giang, Phan Thiết để học nghề làm nước mắm. Sau thời gian học hỏi, tìm hiểu được kiến thức, ông trở về địa phương tiếp tục mày mò lại cách làm nước mắm truyền thống của Quảng Vinh. Sau khi vay mượn được tiền nong để mua sắm trang thiết bị, ông Tâm đã chuyển hẳn sang nghề làm nước mắm. Ban đầu, vì cơ sở nhỏ, vốn ít, chưa có kinh nghiệm thực tế nên ông Tâm chỉ làm với số lượng nhỏ và buôn bán trong làng, trong xã, trong vùng. Phải hơn 10 năm sau, cơ sở mới bắt đầu sinh lãi nhiều tạo điều kiện để gia đình ông mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng sản phẩm.

Hiện nay, cơ sở sản xuất nước mắm gia truyền Tâm Sắc của gia đình ông Tâm đã có quy mô 16 bể chứa (khối lượng 10 tấn/bể) và khoảng 200 thùng chứa nguyên liệu. Mỗi năm cơ sở sản xuất khoảng 100 tấn mắm tôm, mắm chua và khoảng 10.000 lít nước mắm. Sau khi trừ mọi chi phí, cơ sở có thể thu về lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng/năm. Đồng thời, nhờ vào chất lượng sản phẩm nên nước mắm, mắm tôm, mắm chua của cơ sở sản xuất nước mắm gia truyền Tâm Sắc đã có mặt ở nhiều địa phương trong tỉnh và nhiều tỉnh/thành trong cả nước.

Chia sẻ về bí quyết làm nghề, ông Tâm tâm sự: “Phải làm nghề bằng cả cái tâm và tình yêu nghề”. Với suy nghĩ ấy nên từ những năm đầu mới “chân ướt, chân ráo”, ông Tâm đã không ngừng tự tìm tòi học hỏi kiến thức làm nghề nước mắm. Ông còn chủ động tham gia nhiều lớp dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật do các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức. Trong đó, ông tâm đắc nhất là lớp “Tập huấn về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản quy mô nhỏ”, do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổ chức từ năm 2009. Bởi, từ những kiến thức lĩnh hội được, ông đã tự tin áp dụng vào quy trình sản xuất tại cơ sở của gia đình, để từ đó cho ra các sản phẩm ngày càng chất lượng hơn.

Là người lính trở về từ chiến trường ác liệt, bản thân ông Tâm vẫn thấy mình may mắn hơn những đồng đội đã hy sinh. Bởi vậy, không chỉ nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, cho quê hương, thương binh Văn Đình Tâm còn chưa bao giờ quên trách nhiệm với cộng đồng. Ông hiện là nhân tố tích cực của tổ dân phố Thanh Minh, phường Quảng Vinh trong tham gia các phong trào, các cuộc vận động của địa phương. Đặc biệt, ông luôn đi đầu trong các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đóng góp xây dựng quỹ hội chữ thập đỏ, quỹ hội bảo trợ. Đồng thời, tích cực ủng hộ sửa, xây nhà cho đồng đội, cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ những lúc ốm đau, hoạn nạn. Ông cũng nhiều lần chủ động đóng góp tiền của hỗ trợ địa phương tu sửa Tượng đài liệt sĩ, để nơi đây trở thành “địa chỉ đỏ” trong giáo dục truyền thống yêu nước.

Bước sang tuổi 70, thương binh Văn Đình Tâm vẫn tràn đầy nhiệt huyết với công việc và trách nhiệm xã hội. Cuộc đời ông đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả, để rồi những thành quả ông đạt được ngày hôm nay, đã thể hiện rõ bản lĩnh của người lính Cụ Hồ: Không ngừng nỗ lực vượt khó và kiên cường để tỏa sáng giữa thời bình.

Bài và ảnh: Trường Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]