(Baothanhhoa.vn) - Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóaKhu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của tỉnh.

Thanh Hóa - “mảnh đất địa linh nhân kiệt” với những trầm tích văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử danh thắng, trong đó 856 di tích đã được xếp hạng (1 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 711 di tích cấp tỉnh). Cùng với đó là hệ thống bảo tàng trong toàn tỉnh hiện đang bảo quản và trưng bày hơn 34.650 hiện vật các loại qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có khoảng 120 trống đồng thuộc loại quý hiếm và hàng nghìn hiện vật, cổ vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa cao. Đây là nguồn tài nguyên quý giá làm giàu bản sắc văn hóa xứ Thanh, đồng thời là động lực để phát triển ngành “công nghiệp không khói”, tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và 7 năm thực hiện Kết luận số 82-KL/TU, ngày 30/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng. Đáng chú ý, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của tỉnh về bảo tồn, tu bổ chống xuống cấp các di tích từng bước được thực hiện có hiệu quả. Trong đó phải kể đến một số công trình trọng điểm như: Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân); Khu Di tích lịch sử đền Bà Triệu, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, đình làng Phú Điền (Hậu Lộc); đền Đồng Cổ (Yên Định); đình làng Đình Trung, đền thờ Lý Thường Kiệt (Hà Trung); Nghè Vẹt, đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc)... Những di tích được đầu tư trùng tu, tôn tạo đã, đang góp phần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử danh thắng, trong đó 856 di tích đã được xếp hạng (1 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 711 di tích cấp tỉnh). Cùng với đó là hệ thống bảo tàng trong toàn tỉnh hiện đang bảo quản và trưng bày hơn 34.650 hiện vật các loại qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có khoảng 120 trống đồng thuộc loại quý hiếm và hàng nghìn hiện vật, cổ vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa cao.

Cùng với đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Đáng chú ý, những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống, loại hình văn hóa dân gian đặc sắc đã được phục dựng và duy trì như: Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Nàng Nga - Hai Mối (Cẩm Thủy); lễ cấp sắc của người Dao; mo, hát ru, lễ tục làm vía kéo si của dân tộc Mường; tục cầu mưa của dân tộc Khơ Mú; chữ viết, lễ cầu nước, khặp của dân tộc Thái; trang phục của dân tộc Thổ... Cùng với nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, điền dã tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể cũng được tập trung triển khai. Các lễ hội dân gian; trò chơi, trò diễn; các làng nghề truyền thống từng bước được phục hồi và phát triển. Nhiều công trình nghiên cứu về truyền thống lịch sử, cách mạng của quê hương, đất nước, các địa phương, đơn vị được công bố rộng rãi, phục vụ đời sống tư tưởng, tinh thần của Nhân dân.

Trong giai đoạn 2014-2024, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương trong các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”, đồng thời, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2023-2025. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đạt chuẩn, đồng thời coi trọng việc duy trì, phát triển các hoạt động bên trong các thiết chế văn hoá sau khi hoàn thành. Bên cạnh đó, một số địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, do đó việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ngày càng được triển khai, thực hiện khá tốt, với tổng kinh phí huy động khoảng trên 2.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống, loại hình văn hóa dân gian đặc sắc đã được phục dựng và duy trì như: Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Nàng Nga - Hai Mối (Cẩm Thủy); lễ cấp sắc của người Dao; mo, hát ru, lễ tục làm vía kéo si của dân tộc Mường; tục cầu mưa của dân tộc Khơ Mú; chữ viết, lễ cầu nước, khặp của dân tộc Thái; trang phục của dân tộc Thổ...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đầu tư cho văn hóa đến nay chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu, nhất là thiết chế văn hóa cơ sở. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách của tỉnh chưa đủ mạnh để phát huy các nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực của Nhân dân một cách hiệu quả. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng thẳng thắn nhận định: “Là địa phương có số lượng di tích lớn, trong điều kiện ngân sách Nhà nước dành cho công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa còn hạn chế, nên nhiều di tích xuống cấp chưa được trùng tu, sửa chữa kịp thời. Trong khi đó, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có tiến bộ, song chưa rộng khắp, nguồn lực để đầu tư cho phát triển văn hóa còn hạn chế. Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, cơ quan văn hóa có lúc, có nơi còn mang tính hình thức... Chính vì vậy, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, các địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, tập trung phát triển văn hóa và phát triển con người. Đồng thời huy động nguồn lực hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội. Đặc biệt là các thiết chế văn hóa, thể thao khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp... Qua đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH đất nước”.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]